Ngôi nhà chung của ngư dân

Trong năm qua, đối diện với nhiều khó khăn như chi phí sản xuất tăng nhanh, đầu ra hải sản không ổn định, một số tàu cá gặp nạn trên biển, nhưng ngư dân xã Bình Dương vẫn thu được nhiều thành quả trong quá trình vươn khơi bám biển gắn với bảo vệ chủ quyền lãnh hải.
Sản lượng thu được sau một năm bám biển của ngư dân trong nghiệp đoàn đến thời điểm này đạt 2.500 tấn.
Hiện tại, Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Dương có 267 lao động thường xuyên tham gia đánh bắt hải sản trên 28 tàu cá, hoạt động trong 8 tổ đoàn kết sản xuất trên biển.
Điều đáng ghi nhận là các ngư dân trong nghiệp đoàn đã mạnh dạn tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để đóng mới tàu cá công suất lớn, tăng năng lực khai thác hải sản trên các vùng biển xa.
Khi Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản (Nghị định 67) ra đời, các đoàn viên nghiệp đoàn nghề cá của xã đã mạnh dạn đăng ký triển khai.
Đến thời điểm này, số ngư dân trong nghiệp đoàn được nhận quyết định đóng mới tàu cá theo Nghị định 67 là 10 người, trong số đó có 7 tàu vỏ thép và 3 tàu vỏ gỗ sẽ được đóng mới từ nguồn vốn vay ưu đãi.
Tàu vỏ gỗ của đoàn viên ngư dân Võ Thảo được đóng mới từ Nghị định 67 đang sắp sửa hoàn thành.
Hai tàu vỏ sắt của các đoàn viên Nguyễn Trọng Vỹ và Phạm Văn Tư đang khẩn trương thi công và dự kiến sẽ hạ thủy vào đầu năm 2016.
Ngày đầu thành lập nghiệp đoàn với 236 đoàn viên (nay là 267 đoàn viên), đoàn viên nghiệp đoàn luôn phát huy tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau.
Trong năm qua, ngư dân trong nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Dương đã hỗ trợ hơn 10 tàu cá của ngư dân không may hỏng máy, gặp nạn trên biển.
Các đoàn viên ngư dân đã phối hợp với nhau trục vớt thành công 3 tàu cá bị chìm tại âu thuyền Hồng Triều.
Nghiệp đoàn nghề cá Bình Dương đã trích quỹ hoạt động, tặng các phần quà có giá trị 10 triệu đồng cho các đoàn viên là chủ tàu bị hỏng máy trong quá trình bám biển.
Riêng ngư dân Trương Công Bình đã tự ủng hộ 2 ngư dân trong nghiệp đoàn bị chìm tàu 1,5 triệu đồng.
Từ nguồn quỹ hoạt động của mình, Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Dương cũng đã tạo điều kiện cho 5 chủ tàu gặp nạn trên biển mượn 100 triệu đồng để sửa chữa tàu cá.
Đến nay 3 chủ tàu đã hoàn trả tiền vay, 2 chủ tàu khác cam kết trả nợ cuối năm 2015 này.
Ông Cao Đình Phương - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Dương cho biết, nhiệm vụ đặt ra của nghiệp đoàn trong năm 2016 là phấn đấu đạt sản lượng khai thác hải sản 2.
700 tấn; đưa 3 tàu cá đang đóng mới theo Nghị định 67 đi vào hoạt động trên các vùng biển xa; tiếp tục đóng mới từ 3 tàu vỏ thép và vỏ gỗ theo nghị định.
Ông Phương đề xuất, Liên đoàn Lao động huyện Thăng Bình cần thường xuyên tổ chức tập huấn đối với các ngư dân là đoàn viên nghiệp đoàn về những nghiệp vụ chuyên môn để phát huy hiệu quả hoạt động.
Ngành thủy sản huyện Thăng Bình cũng nên định kỳ hàng năm tổ chức hướng dẫn công nghệ mới, chuyển giao khoa học - kỹ thuật tiên tiến để ngư dân sản xuất hiệu quả hơn.
Cùng với đó, các ban ngành nên có cơ chế hỗ trợ kịp thời khi tàu của ngư dân trong nghiệp đoàn không may bị sự cố và tăng cường lực lượng tuần tra trên biển đảo, bảo vệ ngư dân trước sự quấy phá của tàu nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của Sở nông nghiệp và PTNT, toàn tỉnh hiện có 11.400 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản. Trong đó, 5 huyện có diện tích nuôi trồng với quy mô trên 1.000 ha là Chư Sê 4.000 ha, Kbang 3.800 ha, Chư Pah 3.200 ha, Krông Pa 1.500 ha và Phú Thiện 1.000 ha.

Như Báo Ninh Bình đã đưa tin phản ánh về việc cá nuôi của các hộ dân ở xã Gia Thủy, huyện Nho Quan (Ninh Bình) chết hàng loạt không rõ nguyên nhân, khiến nhiều hộ nông dân ở đây rơi vào cảnh trắng tay. Mới đây, Chi cục Thủy sản tỉnh đã có những kết luận ban đầu về nguyên nhân cá chết.

Sáng 30-8-2013 tại Cảng cá Tắc Cậu (xã Bình An, huyện Châu Thành), Tổng cục Thuỷ sản Bộ NN&PTNT đã phối hợp với UBND tỉnh, Sở NN&PTNT Kiên Giang và Hội Nghề cá TP. Rạch Giá trao giấy phép cho hai doanh nghiệp thuỷ sản đưa 08 tàu đánh cá đi khai thác trên ngư trường Indonesia.

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông Khuyến lâm Núi Thành triển khai thực hiện mô hình nuôi cá rô phi đơn tính, cá điêu hồng trong ao nước lợ tại hai hộ ông Hồ Đình Đồng và ông Trần Quang Linh ở thôn Phú Tân, xã Tam Xuân 1 trên diện tích 1,1 ha.

Theo đó, Vụ Nuôi trồng thủy sản cần bám sát tình hình sản xuất của các địa phương, cùng địa phương điều chỉnh mùa vụ cho hợp lý, đẩy mạnh nghiên cứu dịch bệnh, thú y, quan trắc, cảnh báo và phát hiện sớm các dịch bệnh để xử lý...