Ngọc Lương (Hòa Bình) Nhân Rộng Mô Hình Trồng Bưởi Diễn

Cây bưởi Diễn dễ trồng, dễ chăm sóc, được thị trường ưa chuộng, đầu ra ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao từ 250 - 300 triệu đồng/ha. Do đó, từ những hộ dân trồng manh mún ban đầu, đến nay, xóm Đại Đồng (xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) đã có khoảng 60 hộ trồng bưởi Diễn với tổng diện tích trên 30 ha.
Đồng chí Nguyễn Văn Quỳnh, Chủ tịch UBND xã Ngọc Lương phấn khởi cho biết: Bên cạnh duy trì những cây trồng truyền thống như 712 ha lạc, 98 ha mía, 102 ha sắn... xã Ngọc Lương đang tập trung phát triển một số loại cây cho hiệu quả kinh tế cao như cây bưởi Diễn. Sau một thời gian trồng thí điểm thành công, hiện nay, cây bưởi Diễn đang được nhân rộng ra toàn bộ xóm Đại Đồng, trong thời gian tới tiếp tục mở rộng ở những xóm lân cận có điều kiện tự nhiên phù hợp.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, cây bưởi Diễn bắt đầu được trồng tại xóm Đại Đồng từ năm 1998 và chỉ thực sự mở rộng vào năm 2012 với tổng diện tích hơn 30 ha. Trước sự phát triển nhanh chóng của cây bưởi Diễn tại Đại Đồng, xã Ngọc Lương đã phối hợp với Phòng NN &PTNT, Hội Nông dân huyện hướng dẫn thành lập tổ hợp tác trồng bưởi xóm Đại Đồng vào tháng 7/2014.
Anh Vũ Xuân Oanh, chủ nhiệm tổ hợp tác cho biết: Việc thành lập tổ hợp tác đã giúp cho các hộ dân hỗ trợ được nhau về cây giống. Cụ thể như trước đây, chúng tôi phải mua cây giống từ huyện Tân Lạc với giá khoảng 50.000 đồng/cây nhưng hiện nay, hội viên trong tổ đã sản xuất được cây giống tại chỗ với giá 20.000 đồng/cây.
Ngoài ra, hội viên còn trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau nhiều về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi sao cho đảm bảo cả năng suất và chất lượng. Hiện nay, tổ hợp tác đang được quỹ hỗ trợ nông dân của T.Ư Hội Nông dân Việt Nam cho vay 900 triệu đồng với lãi suất ưu đãi. Các hội viên trong tổ được cho vay theo diện tích trồng.
Với mục tiêu mở rộng diện tích cây bưởi Diễn tại xã Ngọc Lương, UBND huyện đã hỗ trợ hệ thống nước tưới, đảm bảo đủ cung cấp nước tưới cho toàn bộ diện tích bưởi đã trồng.
Song song với việc mở rộng diện tích, mục tiêu tiếp theo đang được UBND xã Ngọc Lương và tổ hợp tác trồng bưởi Đại Đồng xúc tiến đó là việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm bưởi Diễn Đại Đồng ra thị trường.
Đưa chúng tôi đi thăm khu vực bưởi mới trồng, đồng chí Chủ tịch UBND xã Ngọc Lương trao đổi: Chính quyền khuyến khích, động viên bà con tích cực cải tạo vườn, đồi tạp trồng bưởi Diễn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý người dân phải luôn thực hiện nghiêm túc quy trình sử dụng thuốc BVTV cũng như khuyến khích bà con chủ động tìm tòi, nghiên cứu lai ghép những giống bưởi mới có năng suất, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên.
Trước đây, đời sống của bà con xóm Đại Đồng chủ yếu là trồng sắn, lạc, thường xuyên rơi vào tình trạng mất mùa hoặc được mùa mất giá, đời sống người dân khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Nhờ cây bưởi Diễn, hiện toàn xóm chỉ còn 6% số hộ thuộc diện hộ nghèo, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
Có thể bạn quan tâm

Theo ngành nông nghiệp tỉnh, nắng hạn đang diễn biến gay gắt, độ mặn cao đã gây bất lợi xuất hiện dịch bệnh cho mùa vụ nuôi tôm tại Cà Mau. Qua hai tháng đầu năm, nhất là từ sau Tết Quý Tỵ đến nay, toàn tỉnh đã có gần 140 ha diện tích ao đầm nuôi tôm sú công nghiệp bị dịch bệnh chết trắng, gây thiệt hại lớn cho người sản xuất.

Công ty Công nghệ sinh học TransGenada ở Arizona đã được Viện Thực phẩm và Nông nghiệp Quốc gia (NIFA) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) tài trợ cho hoạt động nghiên cứu dành cho các doanh nghiệp nhỏ.

Việc phát triển mạnh cây keo lá tràm góp phần làm thay da đổi thịt vùng đất Thạnh Phú (xã Đại Chánh, Đại Lộc, Quảng Nam), tạo điều kiện để người dân nơi đây có cuộc sống ổn định.

Thông tin từ lãnh đạo Phòng Nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đến cuối tháng 5-2012, diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt 72/130 ha, tương đương với lượng tôm giống được di ương về là 72 triệu con.

Hiện nay, nhiều nông dân ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” không những tiết kiệm được chi phí sản xuất mà còn tăng lợi nhuận giá thành sản phẩm, nhất là hiện nay, khi giá lúa nằm ở mức thấp, việc áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” sẽ mang lại hiệu quả thiết thực đối với nông dân.