Ngô Xuân Được Mùa Nhưng Rớt Giá

Hiện đang là thời kỳ cao điểm tiêu thụ ngô của nông dân trong tỉnh. Thế nhưng giá ngô vụ xuân năm nay thấp kỷ lục, một vụ sản xuất chủ lực của nông dân nhất là các xã vùng cao trong tỉnh không hiệu quả, giá thấp vẫn phải bán vì tất cả cuộc sống của họ trông vào ngô.
Ngọc Sơn (Lạc Sơn) là xã vùng cao đặc biệt khó khăn, nguồn sống chính của người dân là trồng ngô và chăn nuôi. Mỗi vụ, sản lượng ngô của xã lên tới hàng trăm tấn. Hiện, giá thu mua ngô xuân xuống thấp kỷ lục, tùy theo chất lượng chỉ dao động ở mức 3.000- 3.200 đồng/kg.
Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn Bùi Văn Phong cho biết: Lần đầu tiên, mấy xã vùng cao Ngọc Sơn, Tự Do, Ngọc Lâu và cả những xã tỉnh Thanh Hóa giáp ranh giá ngô tụt thậm tệ chẳng bù đắp nổi chi phí. Như mọi năm giá ngô lên tới 4000-4200 đồng/kg, tư thương vẫn tranh nhau mua. Còn giờ giá giảm mà tư thương vẫn thờ ơ.
Nhiều gia đình ngô chất đống đã nảy mầm, lên mốc. Anh Bùi Văn Ba, trồng 4 kg ngô giống, thu gần 2 tấn ngô, bán giá 3.000/kg thu gần 6 triệu trong khi đó giá đầu vào gồm đạm, kali không đổi, có khi tăng, đầu tư đã tới xấp xỉ 5 triệu đồng, tính cả công chăm sóc coi như thu chẳng bù nổi chi.
Năng suất ngô ở Ngọc Sơn khá cao, trung bình đạt từ 4-5 tấn/ha. Có khi đạt tới 7- 8 tấn/ha. Xóm Cha có 147 hộ dân, trồng cỡ 25 ha ngô, hằng năm sản lượng khoảng trăm tấn, nhà nào cũng trồng ngô.
Gia đình ông Bùi Văn Lý, Bí thư Chi bộ xóm Cha là một trong những hộ trồng nhiều ngô của xã. Năm nay, tiền bán ngô giảm mất cỡ 20 triệu đồng. Vụ xuân, ông Lý trồng 30 kg, riêng tiền phân bón đã 17 triệu đồng, cộng giống, công chăm sóc chi phí 30 triệu đồng, với giá ngô hiện tại thu được 40 triệu đồng, trong khi đó mọi năm thu tới 60 triệu đồng.
Không chỉ đối với các xã vùng cao huyện Lạc Sơn mà ở nhiều xã khác trên địa bàn tỉnh giá ngô cũng giảm xấp xỉ gần 1.000 đồng/kg như Nam Sơn, Bắc Sơn, Ngổ Luông (Tân Lạc); các xã vùng cao huyện Đà Bắc, Mai Châu. Giá ngô giảm, trong khi đó vẫn khó tiêu thụ sản phẩm vì đường giao thông cách trở khó khăn.
Ngoài ra, các loại cây trồng ngắn ngày quen thuộc của nông dân như Bí xanh, bí đỏ, vụ này giá cũng giảm. Chẳng hạn như bí xanh những năm trước cao điểm lên tới 5.000 -7.000 đồng/kg, nay giảm xuống còn 2.000 đồng/kg mà vẫn khó tiêu thụ. Có thời bí bí đỏ đầy ruộng, không vượt nổi 3.000 đồng/kg.
Có vụ rau, ba cái bắp cải thật to giá chỉ có 10.000 đồng. Chẳng có cách nào khác là bán rẻ, vì nếu không bán chẳng có tiền chi tiêu.
Giá nông sản phập phù, được mùa rớt giá là câu chuyện muôn thủa của người nông dân phải đối mặt và là nỗi đau đầu của các cấp chính quyền nhưng chưa có lời giải. Người nông dẫn vẫn phải sản xuất và chờ những vụ tới để khi vọng giá nông sản lại lên nhưng mọi năm.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Tiến Từ - Chủ tịch UBND xã Phong Hải chia sẻ kinh nghiệm tổ chức, quản lý quy hoạch, sản xuất vùng nuôi tôm trên cát của địa phương tại Diễn đàn KN @ NN "Phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp theo hướng an toàn, bền vững ở vùng cát ven biển các tỉnh miền Trung” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức.

Chuyến ra khơi này tàu làm dịch vụ hậu cần, chuyên cung cấp nhiên liệu, nhu yếu phẩm và thu mua hải sản cho ngư dân. Tàu vận chuyển 17.000 lít dầu, trên 1.000 cây đá, 7.000 khay đựng cá…, tổng giá trị chuyến ra khơi trên 300 triệu đồng. Sau chuyến biển đầu tiên này, tàu SANG FISH 01 sẽ ra khơi để đánh bắt hải sản kiêm công tác dịch vụ hậu cần cho bà con ngư dân.

Mô hình được thực hiện trên quy mô 1.200 m2 tại hộ gia đình nhà ông Nguyễn Kiên Quyết, xóm 5B. Các loại cá được thả là: rô phi đơn tính, trắm cỏ, mè, chép, trôi; kích cỡ giống thả từ 5-12 cm; mật độ 3 con/m2; số lượng giống 3.600 con.

Nhằm ổn định nguồn nước mặn phục vụ tại vùng nuôi tôm Phước Thuận, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đồng ý chủ trương cho xây dựng kênh cấp nước mặn từ biển Hồ Tràm và nước ngọt từ hồ sông Ray vào khu vực nuôi tôm xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc).

Dak Lak là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển về nuôi trồng thủy sản nước ngọt và khai thác thủy sản nội đồng. Tuy nhiên, những năm gần đây việc khai thác quá mức bằng các công cụ hủy diệt và không theo mùa vụ đã dẫn đến nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên giảm mạnh.