Nghiên cứu xử lý hiệu quả môi trường nuôi trồng thủy sản

PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Cúc, Viện hóa sinh biển làm chủ nhiệm.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu sử dụng các chủng vi khuẩn có hoạt tính sinh học được phân lập từ các hồ nuôi tôm của Quảng Trị và các hồ nuôi tôm tại một số địa phương khác của miền Trung, để tạo ra công thức chế phẩm vi sinh có khả năng cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi, từ đó làm tăng khả năng sống sót của tôm và tăng sản lượng.
Cụ thể là đã tuyển chọn và định danh đến loài bằng kỹ thuật giải trình tự gen 16S rRNA cho các chủng vi khuẩn có hoạt tính sinh học có tiềm năng ứng dụng trong thực tiễn.
Các chủng có hoạt tính cao nhất được chọn cho lên men tạo chế phẩm. Nhóm nghiên cứu đã xác định các điều kiện lên men chìm và lên men rắn, cũng như cơ chất thích hợp cho từng loại lên men của các chủng sử dụng cho sản xuất chế phẩm Neo-Polymic.
Sau một thời gian nghiên cứu, chế phẩm Neo-Polymic được sản xuất thành công và được xác định là an toàn, không nhiễm E. coli hoặc Salmonella sp. Thời gian bảo quản chế phẩm trong túi kẽm ở điều kiện nhiệt độ thường là 8 tháng.
Sau khi nghiên cứu sản xuất thành công, chế phẩm Neo-Polymic được sử dụng thử nghiệm tại 3 mô hình thí điểm cho tôm thẻ chân trắng tại 3 địa phương khác nhau của Quảng Trị là Gio Linh, Triệu Phong và Vĩnh Linh, với diện tích hồ nuôi từ 3.500 đến 5000m2.
Kết quả phân tích nước hồ nuôi cho thấy các chỉ tiêu như pH, độ trong, độ kiềm, DO của các hồ có sử dụng chế phẩm Neo-Polymic dao động xung quanh mức độ tối ưu cho nuôi tôm thẻ chân trắng, trong khi các chỉ tiêu này trong các hồ đối chứng không sử dụng chế phẩm thấp hơn.
Ngoài ra, khi sử dụng Neo-polymic, các hồ nuôi đều có tỷ lệ tôm sống khi thu hoạch lớn hơn, tôm phát triển tốt hơn và sản lượng tôm đều tăng cao hơn so với các hồ đối chứng.
Có thể bạn quan tâm

Trong nhiều năm gần đây, tình hình dịch bệnh đối với nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn Quảng Ninh diễn ra hết sức phức tạp, mặc dù ngành chức năng tích cực lấy mẫu xét nghiệm, đưa ra khuyến cáo đối với người nuôi để giảm bớt thiệt hại song các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiện nay còn gặp không ít khó khăn.

Trước tình trạng này, UBND xã Phước Thuận đã mời tất cả các trường hợp tới làm việc, yêu cầu tự giác tháo dỡ, khôi phục lại hiện trạng ban đầu trước ngày 31.10.2014. Nếu các hộ không tự giác chấp hành, UBND xã Phước Thuận sẽ xử lý vi phạm hành chính theo đúng quy định pháp luật; đồng thời, phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ.

Về xã Bình Định (Kiến Xương) vào những ngày này, dọc các con đường liên thôn to rộng là hệ thống mương máng được xây dựng chắc chắn, thuận lợi cho tưới, tiêu phục vụ sản xuất, trồng trọt. Những thửa ruộng tươi tốt, những bông lúa trĩu hạt đã nói lên sự cố gắng cần cù của bà con nông dân và sự chỉ đạo đúng đắn của cấp ủy, chính quyền nơi đây.

Sản xuất nấm với việc tận dụng những nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền và cho giá trị kinh tế cao đang được nhiều người dân nông thôn ưa chuộng. Để đáp ứng nhu cầu của các hộ nuôi trồng và nhân rộng mô hình làm kinh tế hiệu quả này, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN (Sở KH&CN) tỉnh Bắc Ninh gấp rút chuẩn bị tăng lượng giống nấm, sẵn sàng cùng nông dân bước vào mùa vụ mới.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Hiệp hội lương thực Việt Nam và các địa phương, doanh nghiệp liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam.