Nghiên Cứu Thành Công Quy Trình Nuôi Thương Phẩm Cá Chình Bông

Có thể bạn quan tâm

Để phòng bệnh cho cá ta phải bắt đầu từ giai đoạn thả giống. Trước khi thả cá, ta cải tạo và xử lý nước thật kỹ bằng vôi công nghiệp và Vimekon.

Anh Lê Phúc (38 tuổi), ở thôn Phò Nam, xã miền núi Hoà Bắc (Hoà Vang – TP. Đà Nẵng) có mô hình nuôi cá chình trong hồ xi măng thu lợi nhuận cao.

Cá chình có nhiều loài khác nhau (trên thế giới có tới 20 loài). Riêng ở Việt Nam, có một số loài cá chình có giá trị cao như: Chình mun, chình bông, chình nhọn, chình Nhật Bản... Chúng có kích cỡ khác nhau, có con dài tới hơn 1m và nặng tới cả chục kg.

Ở miền Trung, cá chình bông có nhiều ở một số khe, suối trong khu vực núi rừng. Khi đến tuổi sinh sản, chúng lại xuôi theo các dòng sông ra tận ngoài biển để sinh đẻ. Cá chình bột mới sinh lại từ biển đi vào các cửa sông, ngược dòng chảy, ghềnh thác lên sinh sống tận đầu nguồn các dòng sông và trưởng thành ở đó. Biết được cách di chuyển như vậy nên một số nhân dân trong vùng đánh bắt cá chình con để bán cho người nuôi. Cá chình con xuất hiện ở khe, suối nhiều vào khoảng sau mùa mưa lụt hàng năm.

Cá chình rất mẫn cảm với các yếu tố môi trường. Khi môi trường thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cá và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại bệnh phát triển.