Nghiên cứu phát triển loài cá cảnh đẹp

Tại đồng bằng sông Cửu Long, cá chành dục (Channa gachua) và cá dầy (Channa lucia), do kích thước nhỏ nên chưa được nuôi phổ biến, chủ yếu được khai thác ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, ở các quốc gia châu Mỹ, cá chành dục là đối tượng cá cảnh đắt tiền do khi còn nhỏ chúng có màu sắc đặc biệt trên cơ thể.
Trong xu thế đa dạng hóa các loài vật nuôi, gia tăng lợi nhuận kinh tế và nhu cầu bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, việc nghiên cứu và đưa đối tượng này vào sản xuất là rất cần thiết. Những chỉ tiêu đặc điểm hình thái rất quan trọng trong việc nhận dạng các loài cá thuộc họ Channidae này, giúp cho các nhà nghiên cứu dễ dàng phân loại chúng theo loài, các hộ nuôi cá cũng dễ dàng nhận biết đối tượng nuôi nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp những thông tin về hình thái của cá chành dục phân bố tại tỉnh Hậu Giang. Kết quả phân tích trên 226 mẫu cho thấy, cá chành dục là loài cá có kích thước nhỏ, chiều dài cơ thể dao động từ 6,2 - 17cm. Cơ thể cá có dạng thon dài. Đầu to, rộng, dẹp bằng, chiều dài đầu lớn hơn chiều cao đầu. Mắt tròn nằm lệch về nửa trên của đầu. Miệng có hình cung rộng, chiều dài xương hàm ngắn hơn chiều rộng của miệng. Hàm dưới nhô ra hơn hàm trên và chiều dài xương hàm dưới dài hơn xương hàm trên.
Răng phân bố trên 2 hàm, các răng nhỏ, nhọn và sắc, không có răng nanh. Vây lưng dài, không có gai cứng; vây đuôi tròn, không chẻ hai; cuống đuôi ngắn, vây bụng nhỏ. Vảy quanh cuối đuôi từ 12 - 14 vảy, vảy trước vây lưng 11 - 13 vảy. Cá có màu xám đen ở mặt lưng và nhạt gần xuống bụng. Vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn có màu xanh óng ánh với phần rìa màu đỏ tươi hoặc màu cam. Kết quả giải trình tự gen cho thấy loài cá chành dục thu ở đồng bằng sông Cửu Long có tên khoa học là Channa gachua.
Có thể bạn quan tâm

Gần 1 tuần nay, giá các loại rau ăn lá, ăn quả bán tại các chợ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai liên tục tăng thêm từ 3-5 ngàn đồng/kg. Ngày 17-6, rau ăn lá như: cải ngọt, cải xanh bán lẻ tại chợ là 10-12 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 3-4 ngàn đồng/kg; mùng tơi, rau dền, khổ qua, dưa leo có giá từ 9-10 ngàn đồng/kg, tăng 3 ngàn đồng/kg; bầu, bí xanh 14-16 ngàn đồng/kg, tăng 5 ngàn đồng/kg so với cách đây gần 1 tuần.

Gần 1 tháng qua, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu trên địa bàn An Giang và các tỉnh lân cận đã ngưng mua cá nguyên liệu của nông dân, làm người nuôi điêu đứng. Đại diện một doanh nghiệp cho biết, do thị trường thế giới hạn chế nhập hàng; giá xuất khẩu chỉ tăng 30 cent, nhưng giá nguyên liệu lại tăng 2.500 đồng/kg, nên doanh nghiệp hạn chế sản xuất.

Nhưng do người dân chạy theo thị trường, không theo quy hoạch dẫn tới cung vượt cầu và hệ quả là điệp khúc trồng - chặt - trồng liên tục diễn ra, người nông dân rơi vào vòng luẩn quẩn. Hiện nhiều người dân đã quay lưng với cây cao su, loại cây một thời làm giàu cho hàng ngàn hộ dân trên địa bàn tỉnh.

Nhiều nông dân ở huyện Hòn Đất (Kiên Giang) đã mạnh dạn phá bỏ thế độc canh cây lúa, chuyển sang trồng xen canh rau màu mang lại hiệu quả cao.

Phần lớn diện tích lúa hè thu ở Huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đang ở giai đoạn từ 40-45 ngày tuổi. Đây là giai đoạn lúa đang chuẩn bị làm đòng. Bón phân đón đòng cho lúa ở giai đoạn này có tác động rất lớn đến năng lúa của cả vụ.