Nghiên Cứu Lai Tạo Thành Công Giống Dưa Chuột PC4 Phục Vụ Chế Biến Xuất Khẩu

Gia đình anh Nguyễn Văn Hiếu ở xã Liên Hồng, Gia Lộc, Hải Dương đã trồng rau màu gần 10 năm. Trước đây, gia đình anh thường trồng tỏi hoặc giống dưa chuột địa phương. Nhưng giống dưa địa phương cho năng suất và chất lượng không cao nên thu nhập từ mảnh vườn hơn 1 sào của gia đình không đáng kể.
Tuy nhiên, một số người trồng dưa chuột khác trong xã lại cho thu nhập cao hơn nhiều so với giống dưa mà anh Hiếu trồng. Sau khi tìm hiểu, anh tìm đến Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm để mua giống dưa chuột mới PC4 về trồng thử. Mặc dù mới trồng thử một năm, nhưng thu nhập từ trồng dưa chuột PC4 mang lại cao hơn nhiều lần so với các giống dưa khác. Mỗi vụ, hơn 1 sào nhà anh thu được hơn 3 tấn quả.
Anh Hiếu nhận xét: “Năm nay mới trồng thêm giống này, thấy chất lượng tốt nên trồng. Chất lượng tốt nên giá bán cao hơn, giá của dưa này là 8000 nghìn đồng trong khi giá các loại khác chỉ khoảng 7000 nghìn đồng.”
Giống dưa chuột PC4 là giống lai F1 giữa hai giống bố mẹ DL7 và TL15, được Viện cây lương thực và Cây thực phẩm nghiên cứu lai tạo từ năm 2007. Sau nhiều lần nghiên cứu và thử nghiệm, năm 2009, Viện đã nghiên cứu thành công giống dưa này.
Thạc sĩ Đào Xuân Cảnh, Phó Bộ môn Cây lương thực nhận định: “Giống DL7 cho quả to nhưng năng suất cao, còn giống TL15 cho năng suất cao. Giống dưa chuột PC4 kết hợp được ưu điểm của hai giống bố mẹ, cho năng suất cao, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp.”
Sau khi tiến hành trồng khảo nghiệm tại nhiều địa phương, kết quả cho thấy giống PC4 trồng vụ xuân hè hay thu đông đều thích hợp. Năng suất trung bình hơn 2 kg quả/cây. Cây sinh trưởng khỏe, có hình dạng đẹp, thân lá xanh đậm, lá cứng khỏe.Thời gian sinh trưởng từ 85 đến 90 ngày. Cây cho thu quả sớm, sau khi trồng 40-42 ngày đã có thể thu hoạch. Thời gian thu quả kéo dài trên 40ngày. Quả có hình dạng đẹp, đường kính từ 2,8-3,0 cm, dài từ 24-30 cm, màu xanh đậm, gai quả đen, cùi dày, giòn, thơm. Giống có khả năng chống chịu khá với bệnh phấn trắng và bệnh sương mai.
Từ năm 2009, mỗi năm, Viện Cây lương thực và Cây Thực phẩm triển khai thêm hơn 100 hecta trồng mới giống dưa này để phục vụ sản xuất xuất khẩu thông qua các công ty xuất nhập khẩu và chuyển giao trực tiếp cho bà con nông dân ở các vùng sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Xác định giống lúa là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Sở NN và PTNT luôn chú trọng việc tuyển chọn được các giống lúa mới cho năng suất, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện canh tác, thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu… để bổ sung vào bộ giống gieo cấy, thay thế một số giống đã thoái hoá.

Sản xuất lúa là nghề lâu đời của bà con nông dân các xã Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ, Thái Mỹ và Phước Thạnh của huyện Củ Chi, vì vậy bà con cần có giống lúa chất lượng và năng suất cao cho sản xuất, nắm bắt nhu cầu đó Trạm Khuyến nông Củ Chi đã đưa giống lúa OM8017 vào nhân giống phục vụ cho việc luân canh với cây trồng cạn.

Để tháo gỡ khó khăn cho các hộ nông dân trồng mía, Công ty CP Đường Khánh Hòa đã liên kết với Viện Nghiên cứu mía đường Bến Cát khảo nghiệm thành công và chuyển giao cho bà con nhiều giống mía mới cho năng suất cao...

Tại hội nghị, nhiều nông dân trồng khảo nghiệm cho biết, các giống lúa thuần trên thuộc bộ giống trung - ngắn ngày, chịu thâm canh và thích nghi với nhiều chân đất. Từ khi gieo sạ đến nay thời tiết diễn biến bất lợi nhưng các ruộng lúa trình diễn vẫn sinh trưởng và phát triển tốt.

Với mục tiêu luôn áp dụng TBKT vào sản xuất để tăng cao năng suất chất lượng cây trồng, bước vào đầu vụ mùa này Trạm BVTV & GCT Nghĩa Đàn, Nghệ An đã đưa giống lúa lai SL8H-GS9 vào gieo trồng khảo nghiệm. Kết quả năng suất đã cho thu hoạch được 7,08 tấn/ha, cao hơn giống lúa lai truyền thống 1,74 tấn/ha.