Nghiên Cứu Dùng Chất Dẫn Dụ Pheromone Diệt Sùng Khoai

Huyện Bình Minh và Bình Tân là 2 huyện trồng khoai lang nhiều nhất ở tỉnh Vĩnh Long với khoảng 5.000ha, hàng năm cho sản lượng trên 200 ngàn tấn với các giống khoai nổi tiếng như khoai nghệ, khoai đỏ, tím Nhật, Lục Ngạn, bí đỏ,… nhưng ai có lúc cũng khốn đốn do củ khoai bị sùng. Nhằm giúp nông dân có biện pháp phòng, trị có hiệu quả, giảm chi phí, Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Long đang triển khai đề tài sử dụng Pheromone giới tính đối với sùng khoai lang ở 2 huyện nêu trên do Tiến sĩ Lê Văn Vàng- Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.
Kết quả bước đầu cho thấy, Pheromone giới tính có hiệu quả trong việc phòng, trị bệnh sùng trên khoai lang, giúp hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu độc hại với khoai lang nói riêng và rau củ quả nói chung, sử dụng dễ dàng. Đề tài tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật đặt bẫy dẫn dụ, quy mô áp dụng trên diện rộng và đồng bộ theo từng mùa vụ đề phòng trị và hạn chế sự phát triển của quần thể sùng khoai lang một các hiệu quả nhất để có kết quả toàn diện nhằm khuyến cáo người trồng khoai sử dụng chất dẫn dụ này có hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm

Xảy ra hiện tượng thối thân, có những vết thương màu đen chạy dọc theo dây, cây sinh trưởng kém, các lá từ phía dưới trở lên bị vàng.

Bệnh ghẻ trên khoai lang là do nấm Sphaceloma batatas Sawada gây ra.

Chế phẩm hệ vi sinh trị nấm (thành phần gồm: Trichoderma viride, Bacillus sp, Streptomyces murinus...) có công dụng ngăn chặn, ức chế sinh trưởng tế bào gây nấm

Animat 40SL cho hiệu quả rất tốt, vừa làm tăng năng suất, vừa làm giảm được chi phí sản xuất so với cách làm truyền thống.

Trong điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt hạn hán khốc liệt và nguy cơ xâm nhập mặn xảy ra, người canh tác khoai lang