Nghiên Cứu Chọn Giống Lúa, Cây Trồng Cạn Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu

Ngày 22-1, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu - Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Sở NN&PTNT Hậu Giang tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả 2 năm thực hiện dự án nghiên cứu ảnh hưởng biến đổi khí hậu (BĐKH) ở Đồng bằng sông Cửu Long (CLUES) tại tỉnh Hậu Giang.
Dự án Clues do Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Viện lúa Quốc tế (IRRI) tổ chức nghiên cứu, thời gian thực hiện từ năm 2011-2014. Dự án được triển khai ở 4 tỉnh, gồm: TP.Cần Thơ, Bạc Liêu, Hậu Giang và An Giang. Tại Hậu Giang, dự án được thực hiện tại xã Vị Đông (huyện Vị Thủy) và xã Hòa An (huyện Phụng Hiệp) với 4 trong tổng số 6 nội dung của toàn dự án như: nghiên cứu giống lúa mới, mô hình canh tác thích ứng với BĐKH, nghiên cứu điều kiện kinh tế - xã hội, sinh kế của người dân trong tình trạng BĐKH và giảm phát thải khí nhà kính.
Theo đánh giá, đất sản xuất ở khu vực xã Hòa An bị ảnh hưởng phèn, ngộ độc hữu cơ, mặt đất không bằng phẳng nên năng suất không cao. Nếu bà con kết hợp mô hình sản xuất 2 lúa - 1 màu sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với độc canh cây lúa 3 vụ/năm. Tại buổi hội thảo, các nhà khoa học đã báo cáo về tình hình nghiên cứu chọn giống lúa ngắn ngày chịu ngập, chịu phèn; hệ thống cây trồng cạn trên nền trồng lúa nước, các kết quả nghiên cứu thích ứng với BĐKH ở Hậu Giang,… Trong 2 năm tiếp theo, dự án sẽ tiếp tục nghiên cứu những giải pháp thích ứng với BĐKH cho nông dân vùng ĐBSCL cũng như Hậu Giang để người dân có thể nâng cao giá trị sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Việt Nam vừa được công bố trở thành nước thứ 3 về sản xuất cao su. Tuy nhiên, đằng sau sự phát triển vượt bậc này lại còn tiềm ẩn nhiều nỗi lo.

Hội thảo góp phần phẩn bổ sung và hoàn thiện công tác chọn giống cá tại hai Quốc gia đặc biệt nâng chất lượng con giống cá tra tại Việt Nam.

Nhằm giúp người chăn nuôi có đầu ra ổn định và hướng tới mục tiêu cung cấp những sản phẩm chăn nuôi chất lượng, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã chủ động làm "cầu nối" để các cơ sở giết mổ và doanh nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm ký kết hợp tác với cơ sở chăn nuôi trên địa bàn TP.

Trúng đậm phải kể đến tàu cá của ngư dân Huỳnh Sỹ, chỉ một mẻ lưới đã thu hơn 5 tấn cá sòng. Sau khi trừ chi phí, ông lãi gần 20 triệu đồng, ngư dân đi bạn được chia 4 triệu đồng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay toàn tỉnh thả nuôi trên 70.000/89.000ha tôm, đạt gần 79% kế hoạch, tăng 6% so với cùng kỳ. Trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp là 702ha, quảng canh cải tiến trên 13.740ha và tôm-lúa là 55.780ha.