Nghiên Cứu Cải Tạo Giống Dê Tại Tỉnh Bắc Kạn

Nhằm chọn lọc đàn dê địa phương để tạo ra đàn dê cái nền có khả năng sinh sản cao thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương, Sở KH&CN Bắc Kạn đã phối hợp với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội xây dựng và triển khai dự án “Nghiên cứu cải tạo giống dê tại tỉnh Bắc Kạn”. Thời gian thực hiện trong 3 năm (2011 - 2013). Địa điểm thực hiện tại xã Hoà Mục huyện Chợ Mới, xã Nông Thượng thị xã Bắc Kạn.
Sau hơn hai năm triển khai thực hiện, cơ quan chủ trì dự án là Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tiến hành điều tra khảo sát cơ cấu đàn dê của 40 hộ dân tại 2 xã triển khai dự án; Chọn lọc đàn dê cái, mua dê đực giống thuần; Nhập 12 dê đực lai trong đó có 6 dê đực lai ¾ máu Boer (Boer x BT) và 6 dê đực lai F1 (Boer x BT); Xây dựng được 8 mô hình nuôi dê địa phương thuần và 10 mô hình dê lai trong đó 05 mô hình dê lai ½ máu Boer, 05 mô hình nuôi dê lai ¾ máu Boer.
Các mô hình triển khai đạt 100% kế hoạch. Do được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật do dự án chuyển giao nên đàn dê trong mô hình sinh trưởng phát triển tốt đã đẻ được 259 dê con trong đó có 169 con dê lai, 90 dê địa phương. Kết quả bước đầu các hộ dân tham gia dự án khẳng định trọng lượng dê con từ mô hình dự án cao hơn hẳn so với giống dê địa phương.
Kết quả của dự án mở ra hướng mới trong chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp và các loại thức ăn sẵn có trong tự nhiên để chăn nuôi dê, góp phần tăng thu nhập, tạo thêm việc làm cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Trong niên vụ cà phê 2012 - 2013, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) sẽ cung cấp miễn phí gần 300.000 cây cà phê giống cho những hộ dân muốn tái canh vườn cà phê già cỗi. Số cây này đủ tái canh cho khoảng 270 héc ta.

Cửa biển Sa Huỳnh (xã Phổ Thạnh, Đức Phổ) bị bồi lấp, hàng loạt tàu cá phải dạt đến những cảng biển khác trong và ngoài tỉnh làm cho nhiều cơ sở chế biến hải sản đang ăn nên làm ra tại địa phương điêu đứng vì khan hiếm nguyên liệu.

Ông Nguyễn Ngọc Hải, chủ nhiệm HTX Thới An, TP Cần Thơ, từng nuôi gia công để tránh rủi ro, so sánh: “Giá thu vô của công ty là 23.000 - 23.500 đồng/kg cá theo hợp đồng là bằng với chi phí giá thành, do đó người nuôi bán trôi nổi 20.000 đồng/kg, làm sao không lỗ 3.000 - 4.000 đồng/kg."

Qua khảo sát, giá công gặt hiện tại là 220 - 250 nghìn đồng/sào (không ăn cơm trưa), từ 200 - 220 nghìn đồng (ăn cơm trưa), tăng trung bình từ 20 - 30 nghìn đồng/sào so với đầu vụ.

Năm 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) thực hiện mô hình trình diễn nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao lót bạt nilon trong ao vùng triều, với qui mô 1.000 mét vuông, tại thôn Đông Hòa, xã Tịnh Hòa.