Nghiên Cứu Cải Tạo Giống Dê Tại Tỉnh Bắc Kạn

Nhằm chọn lọc đàn dê địa phương để tạo ra đàn dê cái nền có khả năng sinh sản cao thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương, Sở KH&CN Bắc Kạn đã phối hợp với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội xây dựng và triển khai dự án “Nghiên cứu cải tạo giống dê tại tỉnh Bắc Kạn”. Thời gian thực hiện trong 3 năm (2011 - 2013). Địa điểm thực hiện tại xã Hoà Mục huyện Chợ Mới, xã Nông Thượng thị xã Bắc Kạn.
Sau hơn hai năm triển khai thực hiện, cơ quan chủ trì dự án là Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tiến hành điều tra khảo sát cơ cấu đàn dê của 40 hộ dân tại 2 xã triển khai dự án; Chọn lọc đàn dê cái, mua dê đực giống thuần; Nhập 12 dê đực lai trong đó có 6 dê đực lai ¾ máu Boer (Boer x BT) và 6 dê đực lai F1 (Boer x BT); Xây dựng được 8 mô hình nuôi dê địa phương thuần và 10 mô hình dê lai trong đó 05 mô hình dê lai ½ máu Boer, 05 mô hình nuôi dê lai ¾ máu Boer.
Các mô hình triển khai đạt 100% kế hoạch. Do được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật do dự án chuyển giao nên đàn dê trong mô hình sinh trưởng phát triển tốt đã đẻ được 259 dê con trong đó có 169 con dê lai, 90 dê địa phương. Kết quả bước đầu các hộ dân tham gia dự án khẳng định trọng lượng dê con từ mô hình dự án cao hơn hẳn so với giống dê địa phương.
Kết quả của dự án mở ra hướng mới trong chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp và các loại thức ăn sẵn có trong tự nhiên để chăn nuôi dê, góp phần tăng thu nhập, tạo thêm việc làm cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhiều chủng virus cúm gia cầm đang lưu hành có thể tái tổ hợp gene để tạo các chủng virus mới có nguy cơ lây lan sang người và bùng phát thành dịch.
"Tôi chuyển sang nuôi gà Đông Tảo, ngoài việc chênh lệnh về thu nhập, còn bởi tôi là thằng đàn ông luôn... đam mê "của lạ" - ông Long tâm sự.

Trong thời gian qua, việc xây dựng các mô hình khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân đã được Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh thực hiện đạt được những kết quả nhất định, góp phần giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất.

Hiện nhiều loài chim, như: yến, trĩ, vịt trời, le le... đã trở thành vật nuôi mang lại lợi nhuận cao. Sản phẩm từ những vật nuôi có nguồn gốc hoang dã này đều là đặc sản được thị trường ưa chuộng.
Nếu như thời điểm trước Tết Nguyên đán giá sen khoảng 50 - 60 ngàn đồng/kg thì hiện nay giá sen lao dốc mạnh, chỉ còn 10 - 11 ngàn đồng/kg. Sen rớt giá trong khi năng suất mùa này khá thấp lại thêm ảnh hưởng tình hình dịch bệnh nên rất nhiều nông dân rất lo ngại.