Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghiên Cứu Cải Tạo Giống Dê Tại Tỉnh Bắc Kạn

Nghiên Cứu Cải Tạo Giống Dê Tại Tỉnh Bắc Kạn
Ngày đăng: 13/08/2013

Nhằm chọn lọc đàn dê địa phương để tạo ra đàn dê cái nền có khả năng sinh sản cao thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương, Sở KH&CN Bắc Kạn đã phối hợp với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội xây dựng và triển khai dự án “Nghiên cứu cải tạo giống dê tại tỉnh Bắc Kạn”. Thời gian thực hiện trong 3 năm (2011 - 2013). Địa điểm thực hiện tại xã Hoà Mục huyện Chợ Mới, xã Nông Thượng thị xã Bắc Kạn.

Sau hơn hai năm triển khai thực hiện, cơ quan chủ trì dự án là Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tiến hành điều tra khảo sát cơ cấu đàn dê của 40 hộ dân tại 2 xã triển khai dự án; Chọn lọc đàn dê cái, mua dê đực giống thuần; Nhập 12 dê đực lai trong đó có 6 dê đực lai ¾ máu Boer (Boer x BT) và 6 dê đực lai F1 (Boer x BT); Xây dựng được 8 mô hình nuôi dê địa phương thuần và 10 mô hình dê lai trong đó 05 mô hình dê lai ½ máu Boer, 05 mô hình nuôi dê lai ¾ máu Boer.

Các mô hình triển khai đạt 100% kế hoạch. Do được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật do dự án chuyển giao nên đàn dê trong mô hình sinh trưởng phát triển tốt đã đẻ được 259 dê con trong đó có 169 con dê lai, 90 dê địa phương. Kết quả bước đầu các hộ dân tham gia dự án khẳng định trọng lượng dê con từ mô hình dự án cao hơn hẳn so với giống dê địa phương.

Kết quả của dự án mở ra hướng mới trong chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp và các loại thức ăn sẵn có trong tự nhiên để chăn nuôi dê, góp phần tăng thu nhập, tạo thêm việc làm cho người dân.


Có thể bạn quan tâm

Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Vật Nuôi Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Vật Nuôi

Không thể không lo lắng khi mà ngay trước thời điểm Tết gõ cửa, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện trở lại tại tỉnh Cà Mau. Theo đó, dịch cúm A/H5N1 đã được phát hiện trên cả đàn gà và vịt nuôi tại một hộ chăn nuôi ở xã Khánh Hội, huyện U Minh làm 260 con gia cầm bị chết.

12/02/2015
Gà Đồi Mậu Lâm (Thanh Hóa) Gà Đồi Mậu Lâm (Thanh Hóa)

Một ngày cuối năm nắng hanh vàng, chúng tôi về thăm xã Mậu Lâm (Như Thanh, Thanh Hóa). Qua dốc núi Eo Gắm, cách bản làng 300 m, đã nghe tiếng gà gáy rộn vang cả một không gian, làm thức dậy ký ức quê xưa, nơi tuổi thơ vẫn được nghe tiếng gà gáy mỗi trưa.

12/02/2015
Dầu Tiếng (Bình Dương) Nhiều Tiềm Năng Trong Chăn Nuôi Bò Sữa Dầu Tiếng (Bình Dương) Nhiều Tiềm Năng Trong Chăn Nuôi Bò Sữa

Xã Long Tân là địa phương có truyền thống nuôi bò sữa của huyện Dầu Tiếng. Trước đây, những mô hình nuôi bò sữa tại đây có quy mô nhỏ lẻ và thiếu tính liên kết, vì vậy nguồn thu nhập của người nuôi bò sữa không ổn định. Tháng 8-2013, Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Long Tân (HTX Long Tân) được thành lập gồm 16 hội viên, vốn điều lệ hơn 9,3 tỷ đồng.

12/02/2015
Năm Ất Mùi Kể Chuyện Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Dê Năm Ất Mùi Kể Chuyện Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Dê

Ninh Thuận là vùng đất khô hạn, thừa nắng thiếu mưa, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, nghề nuôi dê, cừu lại phát triển giúp cho hàng ngàn nông dân địa phương có thêm nguồn thu nhập cải thiện đời sống. Nhờ chăn nuôi dê cừu mà không ít nông dân nghèo đã vươn lên làm giàu trên vùng đất cằn cỗi của quê hương.

12/02/2015
Xử Lý Chất Thải Chăn Nuôi Bằng Công Trình Bể Khí Sinh Học Ở Mỹ Lộc (Nam Định) Xử Lý Chất Thải Chăn Nuôi Bằng Công Trình Bể Khí Sinh Học Ở Mỹ Lộc (Nam Định)

Trên địa bàn huyện Mỹ Lộc (Nam Định) hiện có trên 700 trang trại, gia trại, lượng chất thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm là rất lớn. Tình trạng chất thải trong chăn nuôi gia súc, gia cầm xả trực tiếp ra môi trường xung quanh đã làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

12/02/2015