Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghiệm thu nghiên cứu tạo cây giống ghép có khả năng chống chịu bệnh chết nhanh ở cây tiêu

Nghiệm thu nghiên cứu tạo cây giống ghép có khả năng chống chịu bệnh chết nhanh ở cây tiêu
Ngày đăng: 29/09/2015

Thạc sĩ Nguyễn An Đệ, Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ làm chủ nhiệm. Thời gian thực hiện của đề tài là 33 tháng, từ tháng 12-2012 đến tháng 9-2015.

Qua khảo sát đã tìm hiểu các giống tiêu hiện có ở BR-VT, nhóm nghiên cứu đã phát hiện 11 giống tiêu và cây cùng họ với tiêu ở BR-VT và vùng lân cận.

Trong đó, 3 loại tiêu chống chịu tốt nhất với nấm Phytopthora là Piper colubrium, Trâu lá tròn và Trầu.

Trong 3 giống ít bị bệnh thối rễ thì Piper colubrium và Trâu lá tròn có thể tiếp hợp được nên nhóm nghiên cứu đề nghị làm gốc ghép cho tiêu Vĩnh Linh nhằm hạn chế bệnh thối rễ chết nhanh.

Hiện đã có 600 cây giống tiêu ghép được sản xuất và trồng tại mô hình.

Tuy nhiên, theo Thạc sĩ Nguyễn An Đệ thì trên cơ sở 2 giống tiêu chống chịu tốt với Phytophthora capsici có thể làm gốc ghép, cần nghiên cứu và đánh giá thêm về mức độ tiếp hợp của gốc ghép với cành ghép, khả năng sinh trưởng phát triển và chịu hạn, úng để có thể kết luận đầy đủ hơn trước khi nhân rộng.


Có thể bạn quan tâm

Phấn Đấu Đến Năm 2020 Có 100 Nghìn Ha Tôm Nuôi Quảng Canh Cải Tiến Phấn Đấu Đến Năm 2020 Có 100 Nghìn Ha Tôm Nuôi Quảng Canh Cải Tiến

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, năm 2013, diện tích nuôi tôm nước lợ của tỉnh này là trên 266 nghìn ha. Trong đó, trên 36 nghìn ha nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến, hơn 5.448 ha nuôi thâm canh, còn lại là nuôi quảng canh truyền thống, nuôi kết hợp đối tượng thủy sản khác.

25/11/2013
Tìm Hướng Đi Bền Vững Cho Con Cá Tra Tìm Hướng Đi Bền Vững Cho Con Cá Tra

Cá tra Việt Nam chiếm hơn 90% thị phần xuất khẩu cá tra thế giới, song, từ năm 2008 đến nay, niềm tự hào của ngành thủy sản đang phải trải qua cơn thoái trào: nhiều doanh nghiệp trên bờ vực phá sản, nông dân treo ao.

25/11/2013
Người Mang Hàu Thái Bình Dương Về Cửa Biển Sa Huỳnh Người Mang Hàu Thái Bình Dương Về Cửa Biển Sa Huỳnh

Trong một chuyến công tác tại xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), chúng tôi được người dân giới thiệu về người đàn ông nuôi hàu đầu tiên ở vùng cửa biển Sa Huỳnh, đó là ông Công Văn Thanh ở thôn Thạnh Đức 1.

25/11/2013
Truy Xuất Nguồn Gốc Tôm Thẻ Chân Trắng Bố Mẹ Tại Thái Lan Truy Xuất Nguồn Gốc Tôm Thẻ Chân Trắng Bố Mẹ Tại Thái Lan

Nhằm tăng cường công tác quản lý giống, nhất là giống tôm thẻ chân trắng bố mẹ nhập khẩu, từ ngày 20 – 25/10/2013, Tổng cục Thủy sản đã cử đoàn công tác đi kiểm tra truy xuất nguồn gốc tôm thẻ chân trắng bố mẹ tại một số cơ sở sản xuất giống tại Thái Lan. Đoàn do ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, làm Trưởng đoàn.

25/11/2013
Lão Nông Thuần Hóa Gà Rừng Lão Nông Thuần Hóa Gà Rừng

Trang trại nuôi gà rừng của gia đình ông Lê Toái (xã Xuân Sơn, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) dần dần đã trở nên đông khách và thu hút rất nhiều hội viên Hội nông dân tham quan học tập bởi đặc điểm hết sức độc đáo so với gà nhà, với vóc dáng nhỏ bé, màu sắc khác thường và giá trị dinh dưỡng mang lại rất cao, được nhiều người ưa chuộng.

25/11/2013