Nghiệm thu nghiên cứu tạo cây giống ghép có khả năng chống chịu bệnh chết nhanh ở cây tiêu

Thạc sĩ Nguyễn An Đệ, Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ làm chủ nhiệm. Thời gian thực hiện của đề tài là 33 tháng, từ tháng 12-2012 đến tháng 9-2015.
Qua khảo sát đã tìm hiểu các giống tiêu hiện có ở BR-VT, nhóm nghiên cứu đã phát hiện 11 giống tiêu và cây cùng họ với tiêu ở BR-VT và vùng lân cận.
Trong đó, 3 loại tiêu chống chịu tốt nhất với nấm Phytopthora là Piper colubrium, Trâu lá tròn và Trầu.
Trong 3 giống ít bị bệnh thối rễ thì Piper colubrium và Trâu lá tròn có thể tiếp hợp được nên nhóm nghiên cứu đề nghị làm gốc ghép cho tiêu Vĩnh Linh nhằm hạn chế bệnh thối rễ chết nhanh.
Hiện đã có 600 cây giống tiêu ghép được sản xuất và trồng tại mô hình.
Tuy nhiên, theo Thạc sĩ Nguyễn An Đệ thì trên cơ sở 2 giống tiêu chống chịu tốt với Phytophthora capsici có thể làm gốc ghép, cần nghiên cứu và đánh giá thêm về mức độ tiếp hợp của gốc ghép với cành ghép, khả năng sinh trưởng phát triển và chịu hạn, úng để có thể kết luận đầy đủ hơn trước khi nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt nêu lên nghịch lý của ngành điều VN từ nhiều năm nay: Mặc dù ngành công nghiệp chế biến điều VN đã tạo được đột phá, xếp hàng thứ hai thế giới sau Ấn Độ; xếp hàng đầu thế giới về XK nhân điều (từ năm 2006-2013); nhưng những năm gần đây, diện tích điều lại liên tục giảm sút, nhiều nơi nông dân chặt bỏ điều để trồng cây khác.

Nhà máy phá sản. Giám đốc đi tù. Bản thân thất nghiệp. Những tưởng ngõ cụt đã cận kề lại mở ra cho anh một con đường mới: sưu tầm những loại lan đón khách, tiễn khách cổ truyền của đất Bắc xưa.

Từ năm 2012 đến nay, An Giang đều tổ chức thả cá về thiên nhiên, số lượng ngày càng tăng về loài, trong đó có một số loại cá quý hiếm. Việc làm này nhằm kêu gọi cộng đồng ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản có trong thiên nhiên, nhất là những loài cá trước đây nổi tiếng vì thịt ngon, số lượng nhiều, nay đã đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại vùng cát pha ven biển và đất nhiễm mặn, thời gian gần đây, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) đã hướng cho nhân dân các xã Nga Thanh, Nga Thái, Nga Liên, Nga An trồng hồng xiêm Lái Cấm và bưởi Diễn. Các mô hình được phát triển đại trà trên đất ruộng nhiễm mặn kém hiệu quả, chân đất màu không chủ động được nước tưới và xen canh trong các khu dân cư, cho thu hoạch từ 250 đến 300 triệu đồng/ha.

Có tới 30% số hoa quả TQ kiểm tra có dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng, nhưng, lượng hàng rau, củ, quả của TQ chuyển về các chợ TPHCM hay Hà Nội vẫn không giảm.