Nghiệm thu dự án xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất cây ổi lê Đài Loan

Dự án do bà Lê Thị Trúc Quỳnh làm chủ nhiệm và Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ chủ trì thực hiện.
Dự án được thực hiện từ tháng 9-2013 đến 9-2015, với mục tiêu nâng cao hiệu quả trồng trọt của nhà vườn thông qua việc xây dựng mô hình 5,3 ha trồng mới cây ổi lê Đài Loan tại xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.
Trong thời gian 24 tháng nghiên cứu, nhóm tác giả đã hoàn thành những nhiệm vụ đề ra.
Dự án này đã góp phần hình thành tập quán sản xuất ổi chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho nông dân; phổ biến kỹ thuật và xây dựng nhân rộng thành công mô hình ổi lê Đài Loan từ 5,3 ha lên 24 ha...
Có thể bạn quan tâm

Đã nhiều năm nay, nông dân huyện Yên Thành phát triển nghề nuôi vịt chạy đồng, theo các vụ lúa trong năm. Nghề này không những giảm được chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho thị trường.

Trên cánh rừng hoang nghèo kiệt chỉ có lau lách và cỏ dại, cô lập với khu dân cư, trong gần 6 năm khởi nghiệp, Nguyễn Văn Hảo trở thành tỉ phú trẻ nhất xã Tam Dị, doanh thu đạt gần 2 tỉ đồng/năm.

“Thất bại không phải là vấn đề, quan trọng nhất là biết mình thất bại ở đâu. Trong nuôi tôm công nghiệp, ai thành công đều phải nếm trải nhiều lần thất bại mới rút ra được kinh nghiệm xương máu cho mình” – ông Trần Quang Hiên, ngụ ấp 5, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) bộc bạch.

Nhờ vào sự linh hoạt và mạnh dạn chuyển đổi hình thức sản xuất, ông Đinh Văn Sơn (xã Yên Thắng, Yên Mô) đã xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp có thu nhập đạt trên 150 triệu đồng/năm.

Gần đây, hội viên nông dân Nguyễn Quốc Thắng, Chi hội Nông dân ấp Bình Lợi, xã Long Bình, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang chủ động xây dựng mô hình nuôi dê nhốt chuồng quy mô lớn (thí điểm), khởi đầu cho phong trào chuyển đổi cây trồng, vật nuôi do Hội Nông dân xã phát động.