Nghiệm Thu Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất, Nuôi Và Chế Biến Thực Phẩm Chức Năng Từ Hàu

Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH-CN) cấp tỉnh vừa tổ chức nghiệm thu và xếp loại xuất sắc dự án (DA) “Xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi thương phẩm hàu và chế biến thực phẩm chức năng từ hàu tại Bình Định”. DA thuộc Chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi, giai đoạn 2011-2015” do Bộ KH-CN quản lý.
Thạc sĩ Phạm Thị Thanh Hương, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định (BIDIPHAR) làm chủ nhiệm DA.
Với thời gian 36 tháng triển khai thực hiện, nhóm tác giả thực hiện DA đã xây dựng và hoàn thiện các mô hình, như: sản xuất giống nhân tạo và ương giống cấp I hàu với số lượng trên 4 triệu con; mô hình ương giống cấp II với tỉ lệ sống 57,2%; mô hình nuôi hàu thương phẩm với tỉ lệ sống 58,7% và sản lượng thu được 102 ngàn kg hàu tươi.
Đồng thời, DA đã xây dựng và hoàn thiện mô hình sản xuất thực phẩm chức năng từ hàu với kết quả: Sản xuất được 125 kg bột hàu đông khô và 333.180 viên nang hàu… Đặc biệt, viên nang thực phẩm chức năng từ hàu của BIDIPHAR đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và đã được Cục quản lý dược cấp giấy đăng ký lưu hành…
Có thể bạn quan tâm

Nhắc đến nghề nuôi rắn hầu như ai cũng nhớ ngay đến Làng nghề nuôi và chế biến rắn Tứ Xã huyện Lâm Thao và Làng nghề nuôi và chế biến rắn Khuôn Dậu xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh, bởi đến nay toàn tỉnh Phú Thọ mới có 2 làng nghề có sản phẩm độc đáo này.

Ngày 4/7, Hội Nông dân Hà Nội tiến hành giải ngân dự án chăn nuôi bò sữa cho 24 hội viên, nông dân xã Minh Châu, huyện Ba Vì vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân với lãi suất là 0,7%/tháng, thời hạn vay 36 tháng với tổng số tiền là 800 triệu đồng.

Trong những ngày gần đây, thời tiết liên tiếp nắng nóng 35 - 40 độ C khiến cho nhiều hộ dân trong tỉnh Bắc Giang phải xoay sở chống nóng để bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi và cây trồng.

Việc phát triển chăn nuôi bò sữa phải được các cơ quan chức năng quản lý, kiểm soát trên cơ sở phát triển có quy hoạch, có kế hoạch gắn với nhu cầu chế biến của các công ty chế biến sữa. Người mới phát triển chăn nuôi bò sữa phải được đào tạo, huấn luyện nhằm sản xuất sản phẩm sữa đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, hiệu quả và bền vững.

Ở thôn Vân Tiền, xã Quảng Lưu (Quảng Trạch - Quảng Bình) cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Bá (SN 1960) được mọi người nhắc đến như một tấm gương điển hình dám nghĩ, dám làm vươn lên làm giàu trên vùng đất khó. Với mô hình lò ấp trứng gà, mỗi năm ông Bá thu về lợi nhuận từ 400 - 500 triệu đồng...