Nghiệm Thu Dự Án Nuôi Ốc Hương Kết Hợp Tu Hài Tại Vịnh Vân Phong

Với mục tiêu ứng dụng công nghệ nuôi kết hợp ốc hương với tu hài góp phần tăng thu nhập và nâng cao trình độ nuôi trồng thủy sản cho cộng đồng dân cư ven biển, sau 2 năm triển khai, sáng 9/5, Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh tổ chức nghiệm thu kết quả dự án.
Dự án đã xây dựng mô hình nuôi ốc hương kết hợp với tu hài trên biển với quy mô 40 đăng trên diện tích 5 ha mặt nước cho 20 hộ dân huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) trong vòng 2 năm.
Trong quá trình thực hiện, đơn vị chủ trì cũng đã phối hợp với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 chuyển giao công nghệ và các biện pháp phòng trị bệnh, kỹ thuật quản lý trang trại cho các hộ dân. Kết quả cho thấy, với lợi nhuận trung bình đạt từ 18-25 triệu đồng/hộ/vụ, mô hình nuôi kết hợp ốc hương với tu hài cho lãi cao hơn 7% so với nuôi đơn lẻ, môi trường ổn định hơn, ít bị ô nhiễm.
Bên cạnh đó, dự án cũng đã đào tạo được 58 kỹ thuật viên cơ sở, tổ chức tập huấn cho hơn 280 nông dân giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản cho bà con. Đây là dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 – 2015 của tỉnh Khánh Hòa.
Có thể bạn quan tâm

Tình trạng đình trệ thi công nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học tại Phú Thọ đang khiến hàng trăm hộ nông dân của vùng nguyên liệu trồng sắn rơi vào cảnh bấp bênh khi thiếu đầu ra tiêu thụ.

Theo lãnh đạo UBND xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), trên địa bàn xã có 11 hộ ở ấp 5 bị tình trạng “bắp không hạt” với diện tích gần 4 hécta.

Những năm gần đây, nông dân xã Tân Phong (Cai Lậy, Tiền Giang) đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật xử lý chôm chôm ra hoa trái vụ, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Huỳnh Văn Chiến ở ấp Tân Luông A.

Hiện tôm thẻ chân trắng đang phát triển mạnh đối với loại hình nuôi công nghiệp và đang thâm nhập loại hình quảng canh truyền thống. Tuy nhiên, người dân còn thiếu thông tin về giá cả, loại giống và chất lượng, vì thế không ít chủ đầm tôm công nghiệp đổ nợ vì tôm chết.

Thời ấy giá 1 ký dông giống lên đến 450.000 đồng, mặc dù vậy nhiều người vẫn bỏ ra một khoản tiền lớn để nuôi động vật này. Đến nay, do nhu cầu tiêu thụ dông của các nhà hàng trong đất liền xuống thấp, người nuôi dông ở Phú Quý bị điêu đứng vì đầu ra. Thời điểm mà nghề nuôi dông trên đảo ăn nên làm ra là vào đầu năm 2008 đến cuối năm 2012.