Nghiệm Thu Đề Tài Đánh Giá Tác Động Nghề Nuôi Tôm Hùm Tại Khánh Hòa

Nghề nuôi tôm hùm lồng đã phát triển khá mạnh tại tỉnh Khánh Hòa từ nhiều năm nay, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, các tác động tiêu cực của nghề nuôi tôm hùm cũng đồng thời là đề tài tranh cãi của không ít chuyên gia, nhà khoa học.
Liên quan đến vấn đề này, đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá tác động của nghề khai thác tôm hùm giống đến cảnh quan môi trường và nguồn lợi thủy sản vịnh Nha Trang” vừa được Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh Khánh Hòa tiến hành nghiệm thu đề tài chiều 13/1.
Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá tác động của nghề khai thác tôm hùm giống đến cảnh quan môi trường và nguồn lợi thủy sản Vịnh Nha Trang, đưa ra những dự báo kịp thời về tác động ô nhiễm đến môi trường, ảnh hưởng đến phát triển du lịch và giao thông vận tải. Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp để giảm thiểu những tác động tiêu cực.
Sau 1 năm thực hiện với kinh phí trên 650 triệu đồng, đề tài đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu và được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt loại khá. Tuy nhiên, tham gia phản biện đề tài, Hội đồng khoa học cũng cho rằng nhóm thực hiện đề tài chưa đi sâu vào phần đánh giá tác động như mục tiêu của đề tài đặt ra, khai thác chưa triệt để các nguồn tư liệu từ các dự án, đề tài khoa học trước đó; một số thuật ngữ, khái niệm chưa chuẩn xác… gây ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu đề tài.
Có thể bạn quan tâm

Dự án Phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống triển khai tại 2 xã Minh Sơn và Đà Sơn (Đô Lương, Nghệ An) đã mang lại hiệu quả cao gấp 4-5 lần phương pháp truyền thống.

Theo Chi Cục Quản lý thị trường tỉnh Bạc Liêu, có đến 50% mẫu thuốc thủy sản được kiểm tra từ đầu năm đến nay không đảm bảo chất lượng.

Giá tôm thẻ chân trắng năm 2013 tại ĐBSCL, đặc biệt ở Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng… chạm mốc kỷ lục 200.000 đ/kg. Người nuôi tôm lời hàng trăm triệu đồng chỉ sau 3 tháng thả nuôi. Con tôm thẻ chân trắng đã “soán ngôi” con tôm sú về năng suất, sản lượng.

Mục tiêu của Dự án là cải tiến, nâng cao chất lượng đàn bò thịt tại Bến Tre nhằm đưa cơ cấu giống bò thịt chất lượng cao từ 3% (năm 2010) lên 15% (năm 2015), góp phần làm thay đổi cơ cấu giống bò, hình thành ngành sản xuất chăn nuôi bò thịt.

Rời quê hương Bắc Giang với hai bàn tay trắng, ông Nguyễn Văn Minh (khu phố Ba Đình, thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên - Bình Dương) đã chọn Bình Dương làm quê hương thứ hai để lập nghiệp. Với mô hình VAC (vườn - ao - chuồng), hàng năm ông Minh đã thu được tiền tỷ và là một trong những gương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi 5 năm liền của tỉnh.