Nghiêm cấm mọi hành vi nuôi, phát tán đuông dừa

Để thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, ngăn chặn tình trạng nêu trên, bảo vệ và phát triển diện tích vườn dừa trong tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện: nghiêm cấm mọi hành vi nuôi, nhân, chủ động phát tán đuông dừa trên địa bàn tỉnh.
Các tổ chức, cá nhân khi phát hiện phải có trách nhiệm báo cáo và thông tin kịp thời đến cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để phối hợp xử lý.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đoàn thể thực hiện công tác tuyên truyền cho người dân hiểu về tác hại của đuông dừa; việc nhân, phát tán đuông dừa là hành vi vi phạm pháp luật về giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; nghiêm cấm việc nhân, nuôi đuông dừa với mọi hình thức và các trường hợp vi phạm đều bị xử lý theo quy định của pháp luật; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2013 và Nghị định số 114 của Chính phủ.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử lý nghiêm đối với những đối tượng có hành vi nhân, nuôi, phát tán đuông dừa.
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương thực hiện tốt việc quản lý nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi, bảo vệ và kiểm dịch động vật. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về việc nghiêm cấm mọi hình thức nhân, nuôi, phát tán. Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Các ngành chức năng liên quan đến giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể, cơ quan truyền thông vận động nhân dân có ý thức trong công tác ngăn chặn các hành vi nhân, nuôi, phát tán.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều năm năng suất tôm trên đất trồng lúa kém hiệu quả, ông Ngô Văn Hùng, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau), sáng tạo bằng cách chia nhỏ vuông tôm để nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến, kết quả năng suất tôm tăng trên 50%, lúa đạt trên 20 giạ/công.

Đến với ong là một sự tình cờ và gắn bó với nó như một cái duyên. Nhưng cái duyên đó đã mang lại thu nhập cao cho gia đình ông Phùng Văn Bắt, thôn Đoàn Kết, xã Hòa Sơn, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn).

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn An Giang Đoàn Ngọc Phả, nguyên nhân do giá bán máy còn quá cao (bao gồm cả máy kéo khoảng 500 triệu đồng), trong khi thời gian hoạt động của máy san đất chỉ vài ngày sau thu hoạch vụ lúa đông xuân nên nông dân ngại đầu tư vì chậm thu hồi vốn.

Những năm gần đây xã Tam Đa vươn lên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Phù Cừ (Hưng Yên) nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên địa bàn xã, hạ tầng cơ sở được đầu tư xây dựng, bộ mặt làng quê khang trang đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Theo Chi cục Thủy sản, năm 2013, nghề nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh có sự chuyển đổi đối tượng nuôi một cách rõ rệt, đa số hộ nuôi tôm chọn thả nuôi tôm thẻ chân trắng. Nếu như năm 2012, diện tích thả nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng là tương đương nhau thì năm nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng cao gần gấp 4 lần diện tích thả nuôi tôm sú.