Nghiêm cấm mọi hành vi nuôi, phát tán đuông dừa

Để thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, ngăn chặn tình trạng nêu trên, bảo vệ và phát triển diện tích vườn dừa trong tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện: nghiêm cấm mọi hành vi nuôi, nhân, chủ động phát tán đuông dừa trên địa bàn tỉnh.
Các tổ chức, cá nhân khi phát hiện phải có trách nhiệm báo cáo và thông tin kịp thời đến cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để phối hợp xử lý.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đoàn thể thực hiện công tác tuyên truyền cho người dân hiểu về tác hại của đuông dừa; việc nhân, phát tán đuông dừa là hành vi vi phạm pháp luật về giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; nghiêm cấm việc nhân, nuôi đuông dừa với mọi hình thức và các trường hợp vi phạm đều bị xử lý theo quy định của pháp luật; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2013 và Nghị định số 114 của Chính phủ.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử lý nghiêm đối với những đối tượng có hành vi nhân, nuôi, phát tán đuông dừa.
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương thực hiện tốt việc quản lý nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi, bảo vệ và kiểm dịch động vật. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về việc nghiêm cấm mọi hình thức nhân, nuôi, phát tán. Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Các ngành chức năng liên quan đến giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể, cơ quan truyền thông vận động nhân dân có ý thức trong công tác ngăn chặn các hành vi nhân, nuôi, phát tán.
Có thể bạn quan tâm

Lâm Đồng là địa phương có nhiều ưu thế để phát triển nhanh các giống gia súc ăn cỏ như trâu, bò, dê… Riêng với con bò, những năm gần đây, Sở NN-PTNT tỉnh và chính quyền các địa phương trong tỉnh đã hỗ trợ nông dân triển khai các chương trình chăn nuôi lớn là Chương trình Sind hóa đàn bò vàng và Chương trình Phát triển giống bò sữa.

Hiện nay, trên địa huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) có 99 hộ đăng ký chăn nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) với 14 loài, gồm: Gấu ngựa, cá sấu, rắn ráo trâu, kỳ đà, rùa đất lớn, rùa núi vàng, cua đinh, cầy vòi hương, heo rừng lai, dúi, nhím… với tổng đàn lên đến 8.628 con.

Từ khi thành lập năm 2012 đến nay, mô hình chăn nuôi bò vỗ béo tại xã Long Trì, huyện Châu Thành (Long An), đã phát huy hiệu quả. Một số hội viên (HV) nông dân (ND) nhờ số vốn mồi đã có điều kiện làm ăn, vươn lên trong cuộc sống.

Đến nay, mùa vụ khai thác mật ong từ vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã kết thúc. Sản lượng mật ước đạt 900 tấn, giảm 1.500 tấn so với cùng kỳ năm trước.

Mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện cuộc sống của nhiều gia đình nghèo.