Nghịch lý ngành thủy sản

Theo Bộ NN&PTNT, đã có một số doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu tôm nguyên liệu từ các nước để chế biến xuất khẩu.
Tuy nhiên đó là hiện tượng không thường xuyên.
Việc này chỉ xảy ra trong một số thời điểm nhất định như hết vụ thu hoạch tôm, tôm nguyên liệu trong nước ít và giá cao hơn.
Điều này cũng có thể xảy ra tại thời điểm vụ tôm thu hoạch rộ ở các nước như Ấn Độ, Indonesia… nên giá tôm nguyên liệu nhập khẩu rẻ.
Hiện tại số lượng tôm nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam khoảng trên dưới 10 nghìn tấn/năm, trong khi sản lượng tôm Việt Nam hằng năm đã đạt xấp xỉ 650 - 700 ngàn tấn.
Giải thích về hiện tượng này, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư kí Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng, việc nhập khẩu các mặt hàng thủy hải sản Việt Nam đã có từ lâu.
Tuy nhiên từ đầu năm đến nay, lượng nhập khẩu của các doanh nghiệp tăng cao, chủ yếu nhập khẩu để gia công chế biến là do nhu cầu thủy hải sản trên thế giới tăng trở lại.
Thêm nữa, trong thời gian qua, nguồn lợi thủy hải sản từ biển của chúng ta đã ít dần, trong khi đó nhu cầu sử dụng nguyên liệu của các doanh nghiệp trong nước lại tăng, đó cũng là nguyên nhân tạo ra sức ép cho việc nhập khẩu.
Với thế mạnh về biển cũng như các vùng chuyên canh, việc khắc phục nhập khẩu nguyên liệu tôm là một yêu cầu bức thiết được đưa ra.
Trước thực trạng này, một số chuyên gia cho rằng, để đảm bảo phát triển bền vững, ngành thủy sản nên tập trung đi theo hướng mới.
Trong đó đáng chú ý là: Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, hiệu quả, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường và đảm bảo an ninh thực phẩm quốc gia.
Đa dạng hóa đối tượng nuôi và phương thức nuôi với cơ cấu diện tích, sản lượng nuôi phù hợp với từng vùng sinh thái trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh cụ thể của từng sản phẩm.
Phát triển nuôi thâm canh công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái và áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, nuôi trồng thủy sản có chứng nhận.
Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT định hướng phát triển mạnh những loài thủy hải sản có giá trị kinh tế cao để phát triển nuôi ở biển xa, ven hải đảo.
Thúc đẩy hợp tác công tư giữa nhà nước và tư nhân với các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.
Thực hiện chuyển giao công nghệ nuôi tiên tiến và bao tiêu sản phẩm, khuyến khích các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm để phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Trang trại nuôi gà rừng của gia đình ông Lê Toái (xã Xuân Sơn, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) dần dần đã trở nên đông khách và thu hút rất nhiều hội viên Hội nông dân tham quan học tập bởi đặc điểm hết sức độc đáo so với gà nhà, với vóc dáng nhỏ bé, màu sắc khác thường và giá trị dinh dưỡng mang lại rất cao, được nhiều người ưa chuộng.

Những ngày này, tại một số cánh đồng lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, nông dân đang tất bật các công đoạn bơm nước, ngâm ủ giống và đã bắt đầu xuống giống vụ lúa Đông xuân 2013-2014. Tuy nhiên, việc xuống giống lúc này của người dân cũng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết hiện nay.

Giá tiêu hiện ở mức khoảng 130.000-150.000 đồng/kg, tùy loại. Theo dự báo, giá tiêu có thể tăng thêm, bởi nhu cầu thế giới tăng, trong khi sản lượng tiêu ở các nước như Indonesia, Ấn Độ… đều giảm. Thế nhưng, niềm vui của người trồng tiêu trên địa bàn tỉnh không được trọn vẹn bởi điệp khúc “được giá - mất mùa”.

Sở NN-PTNT Phú Yên đang triển khai mô hình cánh đồng mía mẫu tại 3 huyện miền núi Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh với tổng diện tích 40ha. Mô hình được áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất đồng bộ từ các khâu làm đất, trồng, thu hoạch; sử dụng phân bón phù hợp với chất đất và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, hướng đến một nền nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh phối hợp với xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) triển khai thí điểm mô hình sử dụng thùng nhựa ủ rác hữu cơ trong sinh hoạt hàng ngày chuyển hóa thành phân compost để bón cho cây trồng và bảo vệ môi trường.