Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghịch Lý Đất Bỏ Hoang Trong Khi Dân Thiếu Đất Canh Tác

Nghịch Lý Đất Bỏ Hoang Trong Khi Dân Thiếu Đất Canh Tác
Ngày đăng: 08/04/2012

Trong khi nông dân thiếu đất canh tác, làng nghề không có địa điểm tập kết nguyên liệu thì hơn 40 ha đất nông nghiệp tại xã Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội lại bị bỏ hoang, hoặc trong tình trạng canh tác bấp bênh. Nguyên nhân cũng bởi các dự án không khớp nối hạ tầng khiến hệ thống kênh mương, thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất bị vùi lấp. Tình trạng này kéo dài nhiều năm nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có phương án giải quyết.

Cùng với các cán bộ xã Vân Hà, chúng tôi tìm đến khu cánh đồng của xã Vân Hà bị ảnh hưởng từ Dự án làm đường quốc lộ 3 Hà Nội- Thái Nguyên. Theo phản ánh của người dân, từ năm 2009 tới nay, toàn bộ khu đồng rộng hơn 10 ha này luôn trong tình trạng hoặc ngập úng hoặc khô hạn. Cây lúa không thể sống được.

Hơn 10 sào ruộng của ông Nguyễn Thanh Hoa nằm tại nhiều ô thửa khác nhau tại khu đồng này. Chỗ ngập úng thì ông hoàn toàn không thể cấy hái được gì. Khu  đất cao hơn, ông tranh thủ gieo lạc. Nhưng để có nước tưới, ông phải chắt từng gáo ở con mương đã bị cát vùi lấp gần hết.

Ông Nguyễn Thanh Hoa chia sẻ: “Ở đây, kênh phục vụ nước không đủ. Khi chúng tôi cần cấy thì không có nước, có nước thì tôi mạ già rồi cho nên nó không kịp. Dân cấy cả khu này, chuột phá ăn hết, thế nên chúng tôi không thu hoạch được. Tôi bao nilon khu vực ruộng hết hàng trăm nghìn, phun bao nhiêu phân, bao nhiêu đạm nhưng không được thu hoạch.”

Gia đình bà Ngô Thị Thanh cũng có hơn 3 sào ruộng tại khu đồng này. Theo lời bà, vì tuổi đã cao, không có khoản thu nhập gì thêm nên bà mới phải cố gắng trồng hoa màu tại khu vực đất cao. Nhưng với tình trạng nước tưới bấp bênh như hiện nay, nguy cơ mất trắng hoa màu là điều dễ thấy.

Bà Ngô Thị Thanh cho biết: “3 vụ liền không được cắt, chuột ra phá sạch. Tôi chăng giấy bóng vòng quanh, nó cũng làm nát, rồi sâu bọ phá hoại. Chúng tôi làm thì vẫn phải làm nhưng rất bấp bênh. Giờ chỉ có già làm, chứ còn bọn trẻ là chúng chán.”

Theo thống kê của UBND xã Vân Hà, toàn xã hiện có khoảng 35-40 ha đất nông nghiệp trong tình trạng canh tác bấp bênh vì thiếu nước tưới. Nguyên nhân cũng bởi Dự án làm đường quốc lộ 3 Hà Nội-Thái Nguyên đi qua xã Vân Hà kéo dài quá lâu. Thậm chí đến khi đã hoàn thành, việc khớp nối hạ tầng ở diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở xã Vân Hà vẫn chưa được tiến hành.

Giải thích về điều này, ông Đào Trọng Khánh, Phó chủ tịch UBND xã Vân Hà cho biết thêm: “Trong quá trình triển khai, thì một số công trình giao thông nội đồng, tưới tiêu bị cắt xén. Tiến độ thi công các công trình rất chậm, đặc biệt hoàn trả lại công trình cũng rất chậm. Do vậy, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của nông dân bị ảnh hưởng.”

Theo lời ông Khánh, hiện nay đất sản xuất nông nghiệp của xã Vân Hà không thể canh tác được, phải bỏ hoang. Thêm vào đó, Vân Hà là làng mộc, cần chỗ tập kết nguyên liệu, khu vực sản xuất cũng bị thiếu.

Thể theo nguyện vọng của người dân xã Vân Hà, ông Đào Trọng Khánh cho biết: “Chúng tôi kiến nghị các cơ quan chức năng đôn đốc đơn vị thi công làm sao để tiến độ thi công đường 3 đi về đích theo đúng ban đầu, đặc biệt là các công trình liên quan đến nông nghiệp như đường giao thông nôi động, hệ thống tưới tiêu để người dân sớm được canh tác.”

Nông dân cần đất sản xuất trong khi đó đất đai lại bỏ hoang. Nghịch lý này đã kéo dài nhiều năm liền không chỉ ở Vân Hà mà nhiều địa phương ở Hà Nội. Tuy nhiên cho tới nay, dân kêu vẫn kêu, đất bỏ hoang vẫn cứ để cho cỏ mọc. Cơ quan chức năng vẫn chưa có lời giải nào cho nỗi khổ của dân.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Các Mô Hình Trang Trại Ở Đoan Hùng Hiệu Quả Kinh Tế Từ Các Mô Hình Trang Trại Ở Đoan Hùng

Với kinh nghiệm lâu năm của mình, ông Phán đầu tư nuôi trăn, rắn, trong chuồng rắn rộng khoảng 50m2 lúc nào cũng có trên trăm cặp rắn bố mẹ. Được chăm sóc chu đáo nên rắn của gia đình ông lớn nhanh, đẻ khỏe, ít dịch bệnh. Mỗi năm, ông Phán thu về ngót trăm triệu đồng từ bán rắn thịt và rắn giống.

21/07/2014
Tín Dụng Đầu Tư Cây Cà Phê Nhiều Nông Dân Đắk Mil Được Tiếp Cận Vốn Tín Dụng Đầu Tư Cây Cà Phê Nhiều Nông Dân Đắk Mil Được Tiếp Cận Vốn

Mới đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn Đắk Mil đã được tiếp cận gói tín dụng hỗ trợ đầu tư cây cà phê do Phòng Giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển huyện Đắk Mil triển khai. Với lãi suất ưu đãi, thủ tục giải quyết nhanh, gọn, hầu hết khách hàng được vay vốn đều khá hài lòng với gói tín dụng này.

04/08/2014
Kinh Nghiệm Luân Canh Rau Màu Của Nông Dân Hải Dương Kinh Nghiệm Luân Canh Rau Màu Của Nông Dân Hải Dương

Những năm qua, tại tỉnh Hải Dương đã hình thành và phát triển nhiều vùng rau màu chuyên canh, điển hình như vùng rau Đồng Gia, Tam Kì huyện Kim Thành, trên 10 vùng rau tại huyện Gia Lộc, Vùng rau Phạm Kha huyện Thanh Miện, vùng rau Nhân Huệ thị xã Chí Linh...

21/07/2014
Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Heo Nái Chưa Thực Sự Hợp Lý Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Heo Nái Chưa Thực Sự Hợp Lý

Đó là ý kiến của TS. Michel Guillaume, chuyên gia dinh dưỡng đến từ Pháp tại hội thảo “Giải pháp nâng cao năng suất trên heo cao sản” do Công ty cổ phần Việt - Pháp vừa tổ chức.

04/08/2014
Phát Huy Sức Mạnh Kinh Tế Tập Thể Trong Khai Thác Sản Phẩm Thế Mạnh Phát Huy Sức Mạnh Kinh Tế Tập Thể Trong Khai Thác Sản Phẩm Thế Mạnh

Đối với địa phương vùng biên, việc phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với những lợi thế của mình, huyện Hồng Ngự từng bước tiến tới khai thác tạo hướng đi riêng cho nông sản chủ lực.

04/08/2014