Nghĩa Thắng Vẫn Đảm Bảo Nước Phục Vụ Tưới Tiêu

Theo ông Cao Văn Khoa, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thắng (Đắk R’lấp), hiện nay toàn xã có khoảng hơn 6.300 ha cây trồng; trong đó có 98 ha lúa nước và hơn 2.023 ha cà phê là loại cây nhiều nước tưới.
Để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng này, ngay từ đầu mùa khô, chính quyền địa phương đã lên kế hoạch một cách chi tiết để điều tiết nước tại các công trình thủy lợi.
Theo đó, trên địa bàn xã có 3 công trình cung cấp nước phục vụ tưới tiêu là Công trình thủy lợi Bù Đốp, Công trình thủy lợi Quảng Thuận và Công trình thủy lợi Cầu Tư. Việc xả nước tại 3 công trình thủy lợi luôn được chính quyền xã và đơn vị quản lý trực tiếp ấn định theo từng ngày, từng thời điểm cụ thể trong tuần.
Cùng với đó, công tác tuyên truyền cho người dân về việc tiết kiệm nước tưới, sử dụng nước tưới cho cây trồng có hiệu quả cũng đã được địa phương quan tâm, đẩy mạnh. Chính vì vậy, dù đang ở vào thời điểm nắng nóng, khô hạn nhất, nhưng nguồn nước trên địa bàn vẫn đủ sức để cầm cự hết mùa khô.
Chị Phạm Thị Duyên, trú tại thôn Bù Đốp (Nghĩa Thắng) cho biết: “Vài năm trở lại đây, người dân chúng tôi luôn an tâm về nguồn nước để tưới tiêu cho cây trồng. Nguyên nhân là do chính quyền địa phương rất quan tâm và điều tiết việc xả nước tại các công trình thủy lợi một cách hợp lý, có hiệu quả”. Còn anh Trần Văn Hiếu, trú tại thôn Quảng Thuận (Nghĩa Thắng) cũng cho biết: “Mặc dù hiện nay vẫn được cung cấp đầy đủ nước để tưới tiêu cho cây trồng, nhưng theo khuyến cáo của chính quyền địa phương thì người dân chúng tôi vẫn phải hết sức tiết kiệm nhằm đề phòng thời tiết khô hạn kéo dài”.
Ngoài sự quan tâm điểu tiết của chính quyền địa phương, ý thức tiết kiệm của người dân thì việc kiên cố hóa hệ thống kênh mương trên địa bàn cũng là một trong những điều kiện để Nghĩa Thắng giữ được nguồn nước tưới luôn đảm bảo. Theo đó, đã có 85% hệ thống kênh mương trên địa bàn xã đều được bê tông hóa, góp phần giảm thiểu tối đa việc rò rỉ, lãng phí nguồn nước.
Cũng theo ông Khoa, trong thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục theo dõi tình hình diễn biến của thời tiết cũng như lượng nước tại các công trình thủy lợi trên địa bàn để điều tiết việc tưới tiêu của người dân một cách hợn lý, hạn chế tối đa tình trạng khô hạn, thiếu nước tưới…
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, tại UBND xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã diễn ra hội thảo sơ kết 2 năm thực hiện đề tài "Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất và chất lượng xoài cát Hòa Lộc theo hướng GAP", do PGS.TS. Trần Văn Hâu - Trường Đại học Cần Thơ chủ trì.

Hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang sau khi thu hoạch xong lúa Hè thu đã khẩn trương dọn đất để sạ lại vụ lúa Thu đông 2013, với mong muốn thu hoạch lúa trước khi lũ về. Điều này, đặt ra nhiều lo lắng cho ngành chức năng về khả năng ngộ độc hữu cơ và sâu bệnh.

Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái bước đầu được người chăn nuôi đánh giá là hiệu quả nhất so với các phương pháp nuôi truyền thống về việc xử lý mùi hôi và hạn chế thấp nhất tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có cơ quan nào có thể mạnh dạn trả lời cho câu hỏi: “Nên hay không nên nhân rộng mô hình chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái?”.

Cà phê là cây trồng chủ lực, đưa lại thu nhập chính cho người dân các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên hiện nay, vườn cà phê tại Tây Nguyên đang chuẩn bị bước vào thời kỳ già cỗi cần được tái canh. Để thực hiện việc này đòi hỏi nguồn vốn lớn...

Người dân nuôi cá điêu hồng ở Lai Vung (Đồng Tháp) rất phấn khởi vì chỉ trong vòng 2 tháng trở lại đây, cá điêu hồng liên tục tăng giá từ 28.000 đồng/kg lên 34.000 đồng/kg và giá đang tiếp tục tăng, hiện đang ở mức 36.000 - 37.000 đồng/kg (loại 2 con/kg trở lên). Với mức giá này, người nuôi cá điêu hồng sẽ đạt lợi nhuận trên dưới 10.000 đồng/kg.