Nghĩ Suy Trên Đường Mủ Trôm, Muối Tôm Và Khách Du Lịch

Ngày 23/9/2014, một tờ báo của người Việt tại Hoa Kỳ giới thiệu mủ trôm với độc giả của mình. Theo tờ báo này, mủ trôm đáng quý vì ngoài tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc gan, giảm mỡ trong máu, hỗ trợ điều trị về bệnh gan, mụn nhọt… còn dùng chữa trị các loại bệnh da nhờn, nhiều mụn, giúp mau liền vết thương, ngăn ngừa nhăn da, làm chậm tiến trình lão hóa da, làm da tươi sáng, hỗ trợ tiêu hóa…
Ngay sau khi báo đăng tin, không ít độc giả trẻ tỏ ý thắc mắc mủ trôm là gì, mua ở đâu, hình dạng cây trôm thế nào?… Điều đó cho thấy mủ trôm và dược tính của nó làm nảy sinh nhu cầu tìm hiểu, trước khi mua dùng thử.
Huyện Tuy Phong (Bình Thuận) từ lâu được biết đến là quê hương của mủ trôm. Mủ trôm được khai thác và chế biến một phần tại đây trước khi đưa vào TP. Hồ Chí Minh đóng gói, đưa ra thị trường. Tuy nhiên, qua nhiều thăm dò thì tại nơi trồng nhiều cây trôm, mủ trôm chưa được chú ý lắm.
Lượng người sử dụng mủ trôm chưa cao. Và đặc biệt nữa, có không ít người Bình Thuận chưa coi mủ trôm đúng với giá trị của nó. Trong một lần tiếp khách gần đây, người viết bài ngồi cạnh một cán bộ và cứ nghe ông này giới thiệu : “Bình Thuận có mực một nắng”, “nước mắm Phan Thiết”, “thanh long Bình Thuận”…
Tuyệt nhiên tôi không nghe nhắc đến mủ trôm lần nào. Tương tự thế, tại chợ Mũi Né, nơi có nhiều khách du lịch lui tới, mủ trôm không phải là mặt hàng được trang trọng giới thiệu, dễ nhìn thấy nhất trong các quầy hàng, trong khi đó một nửa người Việt Nam, cụ thể là phụ nữ có nhu cầu làm đẹp.
Cách đây không lâu, người viết bài có dịp trò chuyện với một số anh chị từng đi du lịch Tây Ninh, được biết: Không ít người mua muối tôm sản xuất ở Tây Ninh mang về làm quà. Ai cũng biết Tây Ninh không hề có biển, có nhiều tôm, và muối tôm được chế biến với thành phần gia vị không phải khó tìm, nhưng vì sao muối tôm của họ được nhiều người biết đến?
Đó là do Tây Ninh biết cách quảng bá sản phẩm của mình để nó “chinh phục” ngay cả người xứ biển (Bình Thuận chẳng hạn). Bao giờ người Bình Thuận hết lòng quảng bá mủ trôm với du khách, với người phương xa có dịp đến Bình Thuận, khi ấy tỉnh lại tăng thêm nguồn thu không nhỏ.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.

Thực hiện chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ cho bà con nhà vườn trong phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn, theo Công văn số 498/TTg-KTN, ngày 13/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã tiến hành các bước để làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhà vườn trồng nhãn phòng, chống bệnh chổi rồng. Bước đầu tiên là thống kê sơ bộ diện tích nhiễm bệnh và mức độ thiệt hại để có cơ sở công bố dịch; bước tiếp theo là lập biên bản xác định diện tích nhiễm bệnh, tỉ lệ thiệt hại được lập cho từng hộ là căn cứ để hỗ trợ kinh phí phòng trừ bệnh; bước thứ ba là thẩm định việc phòng trừ bệnh của nhà vườn theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định chính xác số tiền được hỗ trợ của từng hộ trồng nhãn.

Trời mưa lớn kéo dài đã khiến trên 40 ha đỗ tương, đỗ xanh của xã Tiền Phong (Thanh Miện, Hải Dương) đang chuẩn bị vào thời kỳ thu hoạch bị thối.

Ông Toái cho biết, 1 năm trước, thấy có người bán trứng gà rừng, ông mua về cho gà ri ấp. Chẳng bao lâu, gà rừng con nở và ông phát triển đàn từ đó. Sau khi bán hơn một nửa, hiện nay, đàn gà rừng của ông có hơn 40 con. Theo ông Toái, cùng một lứa, khi gà trống biết gáy (6 tháng), tháng sau gà mái cũng vào tuổi sinh sản. Gà rừng mái thường đẻ trứng ngoài bụi cây, lùm cỏ, ông Toái theo dõi, nhặt trứng về, rồi làm tổ, ép cho gà ri mẹ ấp.

Ông Đỗ Chí Sĩ-Chi cục trưởng Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau, cho biết: Vừa gởi báo cáo bước đầu với UBND tỉnh Cà Mau về kết quả thu mẫu tìm nguyên nhân cá chết bất thường ở Bồ Đề (xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau).