Nghĩ Suy Trên Đường Mủ Trôm, Muối Tôm Và Khách Du Lịch

Ngày 23/9/2014, một tờ báo của người Việt tại Hoa Kỳ giới thiệu mủ trôm với độc giả của mình. Theo tờ báo này, mủ trôm đáng quý vì ngoài tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc gan, giảm mỡ trong máu, hỗ trợ điều trị về bệnh gan, mụn nhọt… còn dùng chữa trị các loại bệnh da nhờn, nhiều mụn, giúp mau liền vết thương, ngăn ngừa nhăn da, làm chậm tiến trình lão hóa da, làm da tươi sáng, hỗ trợ tiêu hóa…
Ngay sau khi báo đăng tin, không ít độc giả trẻ tỏ ý thắc mắc mủ trôm là gì, mua ở đâu, hình dạng cây trôm thế nào?… Điều đó cho thấy mủ trôm và dược tính của nó làm nảy sinh nhu cầu tìm hiểu, trước khi mua dùng thử.
Huyện Tuy Phong (Bình Thuận) từ lâu được biết đến là quê hương của mủ trôm. Mủ trôm được khai thác và chế biến một phần tại đây trước khi đưa vào TP. Hồ Chí Minh đóng gói, đưa ra thị trường. Tuy nhiên, qua nhiều thăm dò thì tại nơi trồng nhiều cây trôm, mủ trôm chưa được chú ý lắm.
Lượng người sử dụng mủ trôm chưa cao. Và đặc biệt nữa, có không ít người Bình Thuận chưa coi mủ trôm đúng với giá trị của nó. Trong một lần tiếp khách gần đây, người viết bài ngồi cạnh một cán bộ và cứ nghe ông này giới thiệu : “Bình Thuận có mực một nắng”, “nước mắm Phan Thiết”, “thanh long Bình Thuận”…
Tuyệt nhiên tôi không nghe nhắc đến mủ trôm lần nào. Tương tự thế, tại chợ Mũi Né, nơi có nhiều khách du lịch lui tới, mủ trôm không phải là mặt hàng được trang trọng giới thiệu, dễ nhìn thấy nhất trong các quầy hàng, trong khi đó một nửa người Việt Nam, cụ thể là phụ nữ có nhu cầu làm đẹp.
Cách đây không lâu, người viết bài có dịp trò chuyện với một số anh chị từng đi du lịch Tây Ninh, được biết: Không ít người mua muối tôm sản xuất ở Tây Ninh mang về làm quà. Ai cũng biết Tây Ninh không hề có biển, có nhiều tôm, và muối tôm được chế biến với thành phần gia vị không phải khó tìm, nhưng vì sao muối tôm của họ được nhiều người biết đến?
Đó là do Tây Ninh biết cách quảng bá sản phẩm của mình để nó “chinh phục” ngay cả người xứ biển (Bình Thuận chẳng hạn). Bao giờ người Bình Thuận hết lòng quảng bá mủ trôm với du khách, với người phương xa có dịp đến Bình Thuận, khi ấy tỉnh lại tăng thêm nguồn thu không nhỏ.
Có thể bạn quan tâm

Tuy không phải là “đại gia” về nhiều đất, nhiều mía nhưng thương lái buôn mía ở thị trấn Cao Phong (Cao Phong - Hòa Bình) đều biết đến tiếng ông Lê Thanh Tân ở khu 7. Tiếng của ông không phải đất rộng, nhiều mía mà là lúc nào vườn mía của ông đứng đầu bởi cây mía to, đều, màu đẹp.

Phước Trung là xã vùng cao thuộc huyện Bác Ái (Ninh Thuận). Toàn xã có 542 hộ, với 2.408 khẩu, sinh sống ở 4 thôn: Đồng Dày, Rã Trên, Rã Giữa và Tham Dú, cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Để tạo điều kiện cho các hộ phát triển sản xuất, Nhà nước đã đầu tư xây dựng trên địa bàn một số công trình thủy lợi, tiêu biểu như: Hồ chứa nước Phước Trung, đập Ô Căm.

Thời gian gần đây một số thông tin cho rằng, các cấp chính quyền của tỉnh Đồng Nai và Tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai - Dofico đã làm trái quy định như: “Tổ chức “cướp” doanh nghiệp (DN)? Vết “nhơ” trong việc thu hút FDI

Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân cho rằng: Khi chúng ta chạy theo sản lượng thì việc đảm bảo độ đồng đều về giống, chất lượng của hạt gạo cũng như bảo quản chế biến sau thu hoạch chưa theo kịp.

Chương trình xây dựng NTM hiện đang gặp khá nhiều khó khăn, vì thế theo nhiều ĐBQH, chúng ta cần có những giải pháp căn cơ để tháo gỡ những nút thắt khó khăn này.