Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghi Long (Nghệ An) được mùa dưa lê

Nghi Long (Nghệ An) được mùa dưa lê
Ngày đăng: 11/07/2015

Tranh thủ thời tiết dịu mát, trong những ngày qua, bà con nông dân xóm 12 - xã Nghi Long đã tập trung ra đồng để thu hoạch dưa lê. Chị Nguyễn Thị Phượng đang hái dưa bán cho các thương lái cho biết, những năm qua, năm nào gia đình chị cũng trồng từ 3 đến 4 sào dưa lê. Những năm trước dưa ít quả, vào lúc thu hoạch rộ, giá chỉ khoảng 5.000 – 6.000 đồng/kg, nhưng năm nay dưa được mùa lại được giá, riêng như gia đình chị năm nay làm 6 sào dưa lê Nông Hữu, sản lượng đạt gần 7 tấn và cho thu nhập hơn 80 triệu đồng.

Cây dưa lê được du nhập vào đồng ruộng Nghi Long từ 3 năm nay, song trồng với diện tích nhỏ, cho hiệu quả chưa cao. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện, xã, vụ hè thu năm nay bà con đã đưa nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, trong đó có dưa lê. Hiện nay, Nghi Long có tới gần 10ha dưa lê, tập trung nhiều ở các xóm 3, 4, 13 và xóm 12.

Lãnh đạo xã Nghi Long - Nghi Lộc thăm ruộng dưa lê.

Dưa lê Nông Hữu được trồng từ khoảng tháng 3 dương lịch và thu hoạch rộ vào dịp cuối tháng 6 và đầu tháng 7. Năm nay, do người dân biết chăm sóc theo quy trình kỹ thuật cho nên dưa đạt năng suất cao, dưa quả to, thơm ngon nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Vì vậy, ngay từ đầu mùa các thương lái trong và ngoài huyện đã xuống tận ruộng để thu mua. Sản lượng bình quân 1 tấn dưa/1 sào. Với giá bán tại ruộng như hiện nay 12.000 – 13.000 đồng/kg thì mỗi sào dưa cũng cho thu nhập 12 đến 13 triệu đồng, trừ chi phí người dân ở đây có lãi từ 7 đến 9 triệu đồng/sào, hiệu quả gấp 3 lần so với trồng lúa.


Có thể bạn quan tâm

Đồng Nai Thành Lập Hợp Tác Xã Ca Cao Thống Nhất Đồng Nai Thành Lập Hợp Tác Xã Ca Cao Thống Nhất

Hợp tác xã được thành lập trên cơ sở Câu lạc bộ ca cao Hưng Lộc với sự tham gia của 9 thành viên ban đầu, có vốn điều lệ 500 triệu đồng và hoạt động theo 6 nhóm ngành nghề: ươm và mua bán cây ca cao giống; sơ chế các loại trái cây sau thu hoạch; thu mua, buôn bán nông sản, sản xuất phân hữu cơ….

06/10/2014
Đậm Đà Chè Shan Tuyết Phình Hồ Đậm Đà Chè Shan Tuyết Phình Hồ

Được trồng trên độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, bốn mùa mây phủ, khí hậu mát mẻ quanh năm, chè phát triển hoàn toàn tự nhiên, chắt lọc những tinh túy của trời đất tạo nên một loại chè thơm ngon tinh khiết đến lạ thường.

06/10/2014
Triển Vọng Từ Cây Hồng Hoa Triển Vọng Từ Cây Hồng Hoa

Cây Hồng hoa là loại dược liệu quý, có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao, được Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ thực hiện Đề tài đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của loại cây này, bước đầu cho kết quả tích cực, là tín hiệu vui cho người nông dân và ngành nông nghiệp Dak Lak trong việc đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.

06/10/2014
Nông Dân Bạch Thông Làm Giàu Từ Cây Quýt Nông Dân Bạch Thông Làm Giàu Từ Cây Quýt

Tỉnh Bắc Kạn hiện có hơn 1.300 ha quýt, tập trung nhiều tại huyện Bạch Thông với 1.020 ha. Là cây trồng chủ lực, mỗi héc-ta quýt mang lại cho người dân thu nhập khoảng 200 triệu đồng/vụ. Hiện nay, quýt Bắc Kạn đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đây là niềm tự hào đồng thời cũng đặt ra cho huyện trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn và quảng bá loại quả đặc sản của địa phương.

06/10/2014
“Vua Bưởi” Đất Quý Quân (Tuyên Quang) “Vua Bưởi” Đất Quý Quân (Tuyên Quang)

Sau nhiều năm lặn lội với cây, với đất, gia đình ông Đặng Văn Túc, thôn 8, xã Quý Quân (Yên Sơn, Tuyên Quang) đã có gần 1.300 gốc bưởi đường, bưởi Diễn..

06/10/2014