Nghi án phân bón giả Cty Thuận Phong nói gì

Doanh nghiệp không chủ đích làm giả phân bón. Nếu có sai sót đó chỉ là vô tình. Ông này cũng cho rằng, doanh nghiệp bị “chết” tức tưởi.
Không cho thanh minh
Theo ông Minh, khi đoàn kiểm tra liên ngành Ban 389 Quốc gia vào kiểm tra nhà máy sản xuất tại Đồng Nai, việc kiểm tra đột xuất nên chưa thể xuất trình được giấy tờ chứng minh theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
“Theo đó, cơ quan chức năng cho rằng, doanh nghiệp làm phân bón giả, không để doanh nghiệp thanh minh”, ông Minh nói.
Cũng theo ông Minh, có thể cơ quan chức năng chưa tìm hiểu kỹ thông tin, nên quy tội công ty sản xuất phân bón giả của Mỹ, mà chỉ dựa vào những chứng cứ như tem, nhãn, can ghi Made in USA (tạm dịch: Sản xuất tại Mỹ).
Trong khi đó, doanh nghiệp đã có hợp đồng liên doanh, liên kết đối tác với Mỹ từ lâu.
Các chứng từ cũng cho thấy đơn vị nhập khẩu 3 container (khoảng 40 tấn) trong 2 năm bắt đầu làm phân bón.
“Chúng tôi được yêu cầu cung cấp giấy tờ, trong khi nhà xưởng lại bị niêm phong, không thể có gì để chứng minh.
Chúng tôi trình hợp đồng đã ký với nước ngoài, email giao dịch mấy năm với đối tác Mỹ.
Song cơ quan chức năng còn nghi hợp đồng giả, không công nhận cách làm việc qua email.
Thời điểm đó, chúng tôi chưa thể cung cấp đầy đủ giấy tờ, nhưng đã bị quy tội nghi sản xuất phân bón giả của Mỹ”, ông Minh nói.
Ông Minh cho biết, công ty ký hợp đồng với đối tác Mỹ là do lãnh sự quán Mỹ giới thiệu và đã đánh giá đủ khả năng tài chính, doanh nghiệp mới ký phân phối độc quyền tại 3 nước: Việt Nam, Campuchia và Lào.
Làm giả hay kém chất lượng?
Ông Minh cho rằng, cơ quan chức năng cần công minh, nghe doanh nghiệp giãi bày.
Không thể ngay tức thì khẳng định công ty sản xuất phân bón giả.
Liên quan đến kết quả kiểm tra chất lượng các sản phẩm, ông Minh cho biết, chỉ tiêu bị thiếu lớn nhất là vi lượng Bo, chỉ đạt khoảng 30% so với chỉ tiêu ghi trên bao bì.
Vị này giải thích rằng, vi lượng Bo được doanh nghiệp nhập từ đối tác.
Theo công bố và kiểm nghiệm lần đầu, vi lượng Bo này đạt 46%, nhưng không hiểu sao kết quả phân tích 29 mẫu đều chỉ đạt khoảng 15%.
“Chúng tôi cũng không hiểu vì sao, nên đã đưa mẫu thử nghiệm lại, mới rõ ra là do nguyên liệu đối tác cung cấp thấp hơn công bố.
Chúng tôi chỉ có thể kiểm nghiệm lần đầu, không thể lô nguyên liệu nào cũng kiểm nghiệm”, ông Minh nói.
Tuy nhiên, ông cho rằng, đây chỉ là chất phụ, không quyết định đến chất lượng sản phẩm đầu ra.
Theo quy định của cơ quan chức năng (Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT), một sản phẩm phân bón có nhiều tiêu chí, nếu chỉ có 1-3 tiêu chí thiếu hàm lượng, không được xem là sản phẩm giả, chỉ có thể quy vào tội thiếu chất lượng.
Án lệ đối với các trường hợp như vậy chỉ là phạt hành chính, thay vì quy tội làm hàng giả (không đúng chất lượng)”, ông Minh phân trần.
“Lên làm việc với cơ quan chức năng, đáng ra họ cần lắng nghe giải trình, xem mức độ vi phạm thế nào rồi mới ra quyết định, đằng này quy luôn sản xuất phân bón giả”, ông Minh nói.
Ông cũng cho biết, hiện nay nhà máy đã bị dời khỏi khu đất thuê của quân đội, hơn 100 công nhân đã nghỉ hết, doanh nghiệp nguy cơ phá sản.
Hệ quả để lại khôn lường, người dân chưa dùng phân bón đã tẩy chay.
Các đại lý nghe tên Thuận Phong là sợ.
“Họ sợ vì sản phẩm Thuận Phong ảnh hưởng đến các sản phẩm khác do cơ quan chức năng vào kiểm tra, đình trệ hoạt động kinh doanh chung.
Hiện vụ việc vẫn chưa được cơ quan chức năng đưa ra kết luận cuối cùng”, ông Minh cho hay.
Cty Thuận Phong tự in dấu hợp quy CR
Ngày 28/10/2015, vừa bước vào kho hàng của chi nhánh Cty Cổ phần Sản xuất & Thương mại Thuận Phong (Cty Thuận Phong) tại Đắk Lắk, ông Vũ Đại Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (Bộ KH&CN) quan sát tỉ mỉ mẫu nhãn hàng dán trên hàng nghìn chai phân bón lá loại 1 lít, có in dòng chữ “made in USA”.
Phân bón lá chính là mặt hàng khó kiểm tra chất lượng nhất trên thị trường hiện nay.
Theo hồ sơ hải quan thì Cty Thuận Phong chưa từng nhập khẩu phân bón lá, cũng không nhập khẩu loại chai phân 1 lít, mà chỉ 3 lần nhập khẩu các téc phân bón rễ dung tích mỗi téc cả nghìn lít.
Ông Dương khẳng định với phóng viên: Các nhãn này có rất nhiều sai phạm.
Sai rõ nhất là dấu hợp quy CR in trên nhãn, mà ông Dương khẳng định Cty Thuận Phong chưa bao giờ được cấp.
Dấu hợp quy CR thuộc quyền sở hữu của Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng của Bộ Khoa học & Công nghệ, là dấu hiệu chứng nhận chất lượng sản phẩm hợp chuẩn, phù hợp chuẩn mực quốc tế.
Sau khi chứng minh đạt đủ các tiêu chí cơ bản, được QUACERT chứng nhận, các tổ chức, doanh nghiệp mới có quyền gắn dấu hợp quy CR trực tiếp lên sản phẩm, hàng hóa, làm cơ sở tin cậy cho sự lựa chọn của người tiêu dùng. Đại diện báo Tiền Phong đã đề nghị ông Nguyễn Nam Hải – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho kiểm tra lại vấn đề này.
Ngày 30/10/2015, theo chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục, ông Trần Quốc Quân, Phó Giám đốc QUACERT ký văn bản số 11846 báo cáo về hoạt động cấp giấy chứng nhận QUACERT trình bày: Sau khi xem xét các cơ sở dữ liệu chứng nhận, QUACERT khẳng định chưa từng cấp giấy chứng nhận nào cho Cty Thuận Phong.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo rằng khó khăn về thị trường cùng với dịch bệnh thủy sản chưa có dấu hiệu dừng lại khiến nguồn nguyên liệu cho năm 2013 không ổn định, qua đó, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Nhưng ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) lại cho rằng những vấn đề này sẽ được giải quyết trong năm nay.

Hoạt động khai thác tôm hùm con, mà chủ yếu là nghề bẫy bắt để phục vụ nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua đã phát triển mạnh tại vùng ven biển Bình Thuận. Việc này đã gây ảnh hưởng đến nguồn lợi tôm hùm trong tự nhiên. Đồng thời việc giăng mắc ngư lưới cụ cố định để bẫy bắt tôm hùm con tràn lan trong các khu vực ven bờ đã cản trở hoạt động đi lại của tàu thuyền cũng như hoạt động tắm biển, vui chơi, giải trí tại các khu du lịch ven biển, gây tranh chấp ngư trường đánh bắt, làm ảnh hưởng an ninh trật tự vùng ven biển.

Bắt đầu từ ngày 1/1/2013, hợp đồng bao tiêu sản phẩm sữa tươi giữa Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt (Dalatmilk) với 54 hộ nông dân huyện Đức Trọng lần lượt được triển khai trong thời hạn 3 năm. Đây là hợp đồng mở rộng sau thành công của một liên minh thuộc hợp phần Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng thực hiện từ năm 2010 đến năm 2012.

Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam chỉ mới đáp ứng 25% nhu cầu thị trường nhưng người nông dân chăn nuôi bò sữa lại đang có xu hướng chuyển sang những ngành kinh doanh khác do ở những khu vực chăn nuôi bò sữa chủ yếu hiện nay, quỹ đất dành cho chăn nuôi không còn nhiều lại đang có xu hướng đô thị hóa, dẫn đến lợi nhuận thu được từ việc sử dụng đất để trồng cỏ nuôi bò dần dần sẽ không hấp dẫn bằng kinh doanh các ngành nghề khác…

Nông dân ngày nay rất sáng tạo, có nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao. Trong đó có nhiều mô hình nuôi rắn giúp nông dân làm giàu, phát triển kinh tế gia đình.