Nghêu Nuôi Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Chết Hàng Loạt Do Nắng Nóng

Trước tình trạng nghêu chết hàng loạt tại một số địa phương ĐBSCL như Tiền Giang, Bến Tre, Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, Viện Hải dương học Nha Trang và Cục Thú y đã phối hợp với các địa phương điều tra, nguyên nhân được xác định là do nắng nóng, môi trường khắc nghiệt cộng với việc người dân ham lợi nhuận thả nuôi mật độ cao.
Theo báo cáo đánh giá của các đơn vị điều tra nghiên cứu, thời tiết nắng nóng gay gắt làm độ mặn tăng cao (> 32 phần ngàn), vào buổi trưa, nhiệt độ không khí là 34 độ C và nhiệt độ bãi nuôi lên đến 40 độ C.
Bên cạnh đó, người dân ham lợi nhuận thả nuôi mật độ quá cao (trên 400 con/m2) khiến nghêu nuôi phải cạnh tranh thức ăn, thiếu oxy, khi gặp môi trường bất lợi là chết.
Nghêu chết có kích thước lớn từ 30 - 90 con/kg và có tới 95% nghêu chết đang tham gia sinh sản, khả năng chịu đựng môi trường khắc nghiệt kém.
Ngoài ra, môi trường sống của nghêu còn bị ảnh hưởng bởi nguồn nước thải thành phố và nước thải công nghiệp.
Các nhà chuyên môn khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên thả giống nghêu vào thời điểm thời tiết không thuận lợi từ tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch. Mật độ thả từ 180 - 200 con/m2 với cỡ giống nuôi từ 400-600 con/kg.
Đối với nghêu đạt cỡ thu hoạch cần khẩn trương thu hoạch tránh thiệt hại và nên thu hoạch trước tháng Giêng hàng năm.
Đối với nghêu chưa đạt cỡ thu hoạch thì chủ động san thưa không để mật độ nuôi quá dày.
Trong trường hợp phát hiện nghêu chết, lập tức thu gom nghêu chết và nghêu sắp chết trên bãi để tránh lây lan sang các cá thể nghêu còn sống. Bên cạnh đó, cần có biện pháp khai thông các vùng nước đọng để tránh hiện tượng đọng nước cục bộ, sẽ gây tăng cao nhiệt độ buổi trưa làm nghêu chết. Các ngành tại địa phương thường xuyên theo dõi, kiểm tra các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, độ mặn ở các bãi nghêu để khuyến cáo, cảnh báo cho bà con.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Tiền Giang, tổng diện tích nuôi nghêu hiện là 1.180ha. Từ cuối năm 2012, nghêu đã có dấu hiệu sinh trưởng chậm (ốm, chậm tăng trọng).
Tình trạng nghêu nuôi chết xảy ra từ đầu tháng 2/2013 ở xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông và có hiện tượng chết rải rác tại các khu vực khác.
Tính đến giữa tháng Ba, đã có trên 854ha nghêu bị thiệt hại (chiếm 72% diện tích thả nuôi của tỉnh), tương đương giá trị 237 tỷ đồng.
Tại Bến Tre, tổng diện tích nuôi trồng là 3.600ha, có hiện tượng nghêu chết từ đầu tháng 3. Khác với Tiền Giang, nghêu chết xuất hiện ở vùng cao triều lên tới 60%, vùng trung triều chết với tỷ lệ 20%.
Có thể bạn quan tâm

Dằn lưng số vốn ít ỏi 2 triệu đồng, không kiến thức trong tay, chị Đào Thị Thiện (thôn Quảng Hội, Quang Tiến, Sóc Sơn) vẫn quyết tâm học hỏi kinh nghiệm và vươn lên trở thành một “bà chủ” ở thôn Quảng Hội. Chị là một trong bảy gương mặt phụ nữ trên cả nước được Ủy ban Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam bình chọn trao giải Phụ nữ Việt Nam năm 2011

Chiếc xe tải mang biển kiểm soát 16N-0925 đang lao vun vút trên Quốc lộ 5 bỗng phải khựng lại trước hiệu lệnh dừng xe của lực lượng cảnh sát giao thông Hà Nội.

Ngày 21-5, tại TP Cần Thơ, Viện Phát triển kinh tế hợp tác tổ chức hội thảo “Nghiên cứu phát triển mô hình Hợp tác xã (HTX) thủy sản trong xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL”.

Dưới cái nắng xối xả hắt vào mặt, những người kéo lưới, bốc vác, cân cá cạnh ao nuôi cá tràu của nhà anh Huỳnh Văn Lượng ở xóm 7, thôn Hòa Tân, xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ (Bình Định) vẫn cười nói vui vẻ vì vụ cá này của nhà anh được mùa được giá.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, 6 tháng đầu năm 2012 sản lượng cá tra, ba sa nuôi lồng, bè trên địa bàn thu hoạch giảm chỉ bằng 89% so cùng kỳ. Tình trạng thiếu cá nguyên liệu dự báo sẽ tiếp tục kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các nhà máy chế biến thủy sản trong thời gian tới.