Nghêu Con Xuất Hiện Nhiều Trên Bãi Biển Hiệp Thạnh

Từ tháng 7 đến nay, tại bãi biển Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, nghêu con (nghêu cám) xuất hiện khá nhiều. Chị Phạm Thị Bích Hoa, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi nghêu Hiệp Thạnh cho biết, chỉ mới 1 tháng tập trung khai thác nguồn nghêu con này, tổ hợp tác nuôi nghêu đã thu hoạch trên 80 kg, bán được 180 triệu đồng.
Năm 2010, từ nguồn lợi nghêu giống tự nhiên này đã mang lại cho các xã viên nuôi nghêu nguồn thu nhập hơn 300 triệu đồng.
Theo chị Phạm Thị Bích Hoa, 5 năm gần đây, nghêu giống xuất hiện nhiều trên bãi biển Hiệp Thạnh và bãi biển Ba Động, xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải từ tháng 5 - 7 hàng năm. Tuy nhiên, do thiếu kỹ thuật nuôi giữ, ương dưỡng nên tổ hợp tác và người dân địa phương khai thác được nghêu con đều bán cho các thương lái và các hợp tác xã nuôi nghêu tỉnh Tiền Giang, Bến Tre. Trong khi đó, chỉ tính riêng Tổ hợp tác nuôi nghêu Hiệp Thạnh mỗi năm phải bỏ ra từ 1,2 – 1,4 tỉ đồng để mua hơn 20 tấn nghêu giống thả nuôi.
Để bảo tồn nguồn nghêu con tự nhiên ở bãi biển Hiệp Thạnh, Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải, ngành chức năng cần vào cuộc chuyển giao kỹ thuật khai thác hợp lý, kỹ thuật ương dưỡng, giúp cho người dân có được nguồn thu cao nhất từ nguồn lợi hải sản tự nhiên quí này.
Có thể bạn quan tâm

2 tuần qua, ngư dân huyện Châu Thành, Chợ Mới (An Giang) đánh lưới bắt được nhiều cá bông lau to từ 5 - 7kg/con trên sông Hậu, đoạn từ đuôi cồn Bà Hòa đến vàm Chắc Cà Đao. Tiểu thương chợ An Châu (Châu Thành) mua của ngư dân giá 180.000 đồng/kg, sau đó đưa về chợ cắt khúc bán từ 200.000 - 280.000 đồng/kg.

Những năm qua, tình hình dịch bệnh trên diện rộng đã và đang gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm, khiến tỷ lệ hộ nuôi tôm thành công ít dần. Trước thực trạng đó, những mô hình nuôi tôm thành công theo hướng an toàn sinh học rất đáng được quan tâm, đúc kết, để tìm ra quy trình nuôi mang lại hiệu quả bền vững.

Đặc biệt, sau khi hình thành lòng hồ thủy điện Sơn La, nuôi cá lồng bè được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo để khai thác tiềm năng lợi thế mặt nước của lòng hồ thủy điện. Tỉnh đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi cá tầm trên khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La và thu được kết quả tốt, tạo sản phẩm đa và nâng cao giá trị cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản trong nước và xuất khẩu.

Thời gian qua, mô hình nuôi ghép hay nuôi kết hợp cá rô phi với tôm đang trở nên phổ biến vì những hiệu quả thiết thực mà loài cá này mang lại cho tôm nuôi. Theo các nhà khoa học, cá rô phi có tập tính đảo trộn các tầng nước trong ao, giúp đáy ao và nguồn nước ao nuôi tốt hơn.

Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào kết quả XK của mặt hàng tôm, với giá trị XK cao nhất từ trước tới nay, đạt khoảng 4,1 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2013. Trong đó, phần lớn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến XK chủ yếu được nuôi tại các tỉnh ven biển ĐBSCL.