Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề Ương Nghêu Giống Phát Triển Mạnh Ở Tiền Giang

Nghề Ương Nghêu Giống Phát Triển Mạnh Ở Tiền Giang
Ngày đăng: 10/06/2012

Theo Trạm Thủy sản số 2 (thuộc Chi cục Thủy sản), hiện trên địa bàn huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) có 70 hộ ương nghêu giống với tổng diện tích ao ương khoảng 110 ngàn m2, tăng gần 30 ngàn m2 so với năm 2011. Trong đó, có 30 hộ với 45 ngàn m2 ương giống từ nguồn nghêu có nguồn gốc Cà Mau, diện tích còn lại khoảng 65 ngàn m2 các hộ chuẩn bị dùng để ương giống tự nhiên tại chỗ.

Nhiều hộ ương nghêu giống cho biết, sau thời gian ương khoảng 25 ngày, nghêu giống sẽ chuyển từ cỡ 2 - 3 triệu con/kg sang cỡ 600 - 800 ngàn con/kg (tỷ lệ nghêu sống từ 80 - 90%), khi đó người nuôi lời khoảng 4 - 5 đồng/con. Mỗi hộ ương nghêu có diện tích bình quân khoảng 1.500 m2 có thể ương được 30 triệu con nghêu giống, sau khi trừ chi phí, mỗi đợt người ương nghêu còn lãi khoảng 100 triệu đồng.

Theo ông Trần Văn Vinh, ấp Cầu Muống (xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông) - người sản xuất, ương nghêu giống thành công đầu tiên ở Tiền Giang, vùng biển Tân Thành có điều kiện tự nhiên tương đồng với nhiều khu vực nuôi nghêu khác trong cả nước, nên nghêu giống được ương ở nơi này đem nuôi ở các nơi khác thì tỷ lệ sống rất cao. Do đó, Tiền Giang có lợi thế rất lớn để phát triển nghề ương nghêu giống cung cấp cho vùng nuôi nghêu thịt tại chỗ và các tỉnh khác trong cả nước.

Về nghêu giống tự nhiên, năm nay nghêu giống xuất hiện khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5 với diện tích khoảng 15 héc ta sát bờ từ giáp ranh khu du lịch sinh thái Bình An đến giáp ranh Ban quản lý Cồn bãi. Tuy nhiên, mật độ nghêu giống xuất hiện rất thưa, đến nay sản lượng nghêu giống tự nhiên đã thu hoạch khoảng 100 - 120 triệu con.

Đối với sản xuất nghêu giống nhân tạo, hiện trên địa bàn tỉnh chỉ còn 4 trại sản xuất giống với diện tích khoảng 5 héc ta (trong đó có Trung tâm giống Tân Thành). Nguồn nghêu bố mẹ chủ yếu được các trại tuyển lựa tại chỗ, bên cạnh đó, để chủ động cho sản xuất một số trại còn lấy giống bố mẹ từ các nơi khác như Bến Tre, Cần Giờ, Vũng Tàu. Đến nay, các trại đã sản xuất được khoảng 800 triệu con giống với thị trường tiêu thụ chủ yếu là Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm

Hoa Quả Việt Lên Ngôi Hoa Quả Việt Lên Ngôi

Khảo sát tại chợ đầu mối Long Biên, điểm trung chuyển và buôn bán hoa quả sầm uất nhất Hà Nội, quy mô quầy bán hoa quả Trung Quốc teo tóp dần và có phần lép vế hơn so với các quầy hàng ngồn ngộn hoa quả Việt Nam nhập về từ các tỉnh phía nam như: xoài, bưởi, thanh long, quýt ngọt…

04/11/2014
Ngủ Dậy Mất Trộm Cả... Vườn Hoa Ngủ Dậy Mất Trộm Cả... Vườn Hoa

Theo ông Thắng, 18.000 gốc cát tường trong vườn bị trộm ước khoảng 1 tấn hoa; với giá hoa ổn định từ 60.000 - 70.000 đồng/kg, thiệt hại gần 70 triệu đồng. Bà Trần Thị Linh Tiên (vợ ông Thắng) cho biết kẻ trộm đã nhổ cả gốc và còn phá luôn giàn lưới nâng hoa, giẫm đạp cả những luống hoa còn non.

04/11/2014
Nông Dân Sang Lào Trồng Lúa Sạch Nông Dân Sang Lào Trồng Lúa Sạch

Những nông dân này được Công ty TNHH TM DV-SX-XNK Bảo Ngọc Bình Phước thuê sang Lào trồng lúa sạch từ tháng 6.2014. Ông Nguyễn Văn Trọng (Mười Trọng), Chủ nhiệm Tổ dịch vụ sản xuất nông nghiệp trọn gói ấp 9, cho biết: "Đây là chương trình hợp tác giữa ngành nông nghiệp VN và Lào.

04/11/2014
Để Lúa Gạo Tiếp Tục Là “Cần Câu” Của Nông Dân Để Lúa Gạo Tiếp Tục Là “Cần Câu” Của Nông Dân

Nguy cơ đất trồng bị thoái hóa và ô nhiễm môi trường tăng cao; sản lượng lúa tăng nhưng không cải thiện được thu nhập của nông dân… đây là hệ quả của việc sản xuất lúa gạo mới chỉ chú trọng đến xuất khẩu, còn lợi ích của người sản xuất chưa được đặt làm trọng tâm.

04/11/2014
"Đào Tạo Lại" Đánh Bắt Cá Ngừ

Trong chuyến công tác, đoàn công tác tỉnh Bình Định đã có dịp tham quan chợ đấu giá Osaka. Sau chuyến tham quan, ai nấy trong đoàn đều cảm thấy buồn, vì chợ đấu giá không có mặt cá ngừ đại dương của Việt Nam, trong khi cá ngừ đại dương của hầu hết các nước trong khu vực đều có.

04/11/2014