Nghề thu lộc rừng và những nguyên tắc ngầm

Tiết lộ về những bí quyết trong nghề thu "lộc rừng", anh Vi Văn Hùng - một thợ lấy ong mật chia sẻ về cách tìm nơi ong làm tổ:
“Trừ những tổ ong làm mật người đi rừng may mắn nhìn thấy và lấy mang về, còn mỗi thợ lấy ong rừng đều có cách tìm nơi ong làm tổ.
Chúng tôi thường đi theo các con suối ở trong rừng để quan sát đàn ong xuống lấy nước, sau đó theo hướng ong bay để tìm tổ của chúng.
Khi phát hiện được tổ ong, người thợ sẽ nhìn vào cách ong bám vào tổ để biết thời gian lấy mật sao cho không để mật quá già hoặc quá non. Theo kinh nghiệm, nếu ong mẹ đang ở trung tâm ổ thì phải 10-15 ngày nữa mới lấy được nhiều mật…”.
Thành quả sau thời gian vào rừng lấy mật ong.
Công đoạn nguy hiểm nhất chính là leo thân cây lấy mật, vì thường ong đóng tổ làm mật ở những cây rất cao.
Người thợ phải chuẩn bị những bó đuốc khô lớn, rồi dùng lá cây tươi buộc xung quanh đốt lên để tạo khói, sau đó cầm xô leo lên chỗ có tổ ong. Ngọn khói làm đàn ong từ tổ bay ra khắp nơi tạo thành tiếng như có mưa rào, người thợ nhanh tay lấy tổ ong bỏ vào xô nhựa và khẩn trương tụt xuống.
Có những quy định bất thành văn mà tất cả những người làm nghề thu "lộc rừng" đều phải ngầm hiểu: Nguyên tắc đầu tiên là không được để xảy ra cháy rừng; nguyên tắc tiếp theo là không được tranh giành, xung đột trong quá trình lấy mật ong.
Về điều này anh Hùng chia sẻ:
“Trong một cánh rừng có nhiều tổ thợ đi tìm ong lấy mật, có thể họ đều nhìn thấy một tổ ong nhưng rất hiếm khi có chuyện tranh giành nhau.
Người đi trước thấy tổ ong trên cây nếu nhận thấy chưa đến thời điểm lấy mật sẽ dùng dao chặt một số nhát vào thân cây như làm dấu để lần sau đến lấy.
Những người khác đi sau nhìn vào đó sẽ biết tổ ong kia đã có chủ nên sẽ không động vào".
Ngoài ra, người đi lấy mật còn có cách bảo vệ đàn ong cho những mùa mật sau.
“Làm nghề thời vụ nhưng khai thác mật ong mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình, hơn ai hết, chúng tôi mong bầy ong càng sinh sôi nảy nở nhiều hơn. Vì thế trong quá trình lấy mật, anh em luôn tìm cách dùng khói để đuổi ong bay đi, hạn chế để ong chết.
Đặc biệt không nên lấy mật ong vào ban đêm, vì ong bay ra không biết đường sẽ bị lửa đốt chết rất nhiều. Điều này không bao giờ chúng tôi làm”- anh Hùng khẳng định như một nguyên tắc nằm lòng cho những người làm nghề thu "lộc rừng".
Có thể bạn quan tâm

Anh Kỷ chia sẻ, một lần đến thăm người thân ở Hàn Quốc, anh thấy nhiều người đặt chậu bon sai lạ trên bàn khách và trong phòng làm việc. Anh tò mò hỏi và được biết đó là loại linh chi đỏ bon sai. Vốn có sở thích cây cảnh và đầu óc kinh doanh, anh Kỷ học hỏi kỹ thuật chăm trồng và về thử nghiệm ở Việt Nam. Không ngờ, sau nhiều lần thử nghiệm, chậu cây linh chi bon sai đầu tiên cũng thành công.

Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của tỉnh Kiên Giang trong tháng 10 ước đạt 53,9 ngàn tấn, giảm 10,96% so với tháng trước. Tính chung 10 tháng đầu năm, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước đạt 538 ngàn tấn, đạt 87,82% kế hoạch, tăng 11,67% so với cùng kỳ.

Cá có màu sắc đẹp, mình xanh bóng, đuôi và vây đỏ cam; thịt thơm ngon, béo ngậy. Chế biến món ăn đang thịnh hành là nướng muối ớt hay kho tiêu, ăn với cơm cháy thì rất hấp dẫn. Trước đây, cá “heo” cũng như cá linh, cá chốt là sản vật bình thường, gần đây trở thành đặc sản có tiếng của ĐBSCL do nuôi được nhiều, bán khắp nơi đáp ứng nhu cầu thực phẩm chất lượng cao. Vì cá có màu sắc đẹp, nhiều người còn nuôi làm cảnh.

Tổng sản lượng thu hoạch toàn tỉnh ước đạt 245,3 nghìn tấn, đạt 100,12 % kế hoạch, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó sản lượng tôm biển đạt 54,3 nghìn tấn, đạt 101,9% kế hoạch năm tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2013.

Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh ở tỉnh Sóc Trăng, cho biết, Hiệp hội có trên 2.000 ha ao nuôi, đến nay đã thả gần 50% diện tích nhưng cũng có 40-50% trong đó thiệt hại, phần lớn tôm chết do bệnh đốm trắng.