Nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp - Nghệ An

Với lợi thế về nguồn thức ăn từ hoa rừng, nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp (Quỳ Hợp, Nghệ An) đã phát triển rất nhanh chóng, trở thành mặt hàng có giá trị kinh tế cao, đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình trong xã.
Những hình ảnh về nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp.
Theo chân cán bộ xã Đồng Hợp, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi ong lấy mật của anh Nguyễn Văn Toàn (xóm Khe Mèn, xã Đồng Hợp) là người đã có kinh nghiệm nuôi ong lấy mật.
Anh Toàn chia sẻ: “Để nuôi được ong thì không phải nuôi theo bản năng mà cần có kỹ thuật và có chuyên gia hướng dẫn, phải thực sự chịu khó cần cù thì mới bám được với nghề này”.
Ong mật có đặc tính tổ chức bầy đàn rất cao và nhạy cảm với các tác động của ngoại cảnh như: thời tiết, ánh sáng và nhiệt độ. Người nuôi ong phải nắm bắt được các đặc tính cơ bản của ong, có các biện pháp thích hợp trong việc chống rét, chống nóng, thường xuyên vệ sinh thùng đảm bảo khô ráo và sạch sẽ. Có như vậy, đàn ong mới khoẻ mạnh và cho năng suất mật cao, chất lượng. Ong cũng thường hay bị bệnh nếu được chăm sóc không tốt. Một số chứng bệnh thường gặp của ong như bệnh thối trùng, bệnh cúm giò...
Tuy nhiên, theo chia sẻ của các hộ nuôi ong cho biết, với kinh nghiệm nuôi ong lâu năm thì có thể phát hiện và biết ong bị bệnh gì, từ đó có thuốc để điều trị phù hợp.
Để có chất lượng mật tốt, ngoài di chuyển đến những vùng có nhiều hoa thì việc cho ong mật ăn thêm thức ăn cũng được người nuôi hết sức coi trọng.
Theo anh Toàn thì hiện anh có tới 300 đàn ong, cứ 3 ngày anh lại cho ong ăn thức ăn (bột đậu tương quấy nhuyễn) một lần. Lượng thức ăn này cũng tùy thuộc vào lượng đàn ong và tùy thuộc vào lượng mật mà ong tự tìm kiếm được. Việc này chỉ có những người nuôi ong có kinh nghiệm lâu năm mới thực hiện được.
Việc khai thác mật ong cũng là một trong những công đoạn hết sức quan trọng, người nuôi ong phải kiểm tra thường xuyên xem những tổ ong nào có lượng mật vừa đủ. Sau đó thu gom những cầu mật .Dùng dao cạo nhẹ nhàng lớp sáp bám bên cạnh cầu ong. Sau đó bỏ những cầu ong vào máy quay tay để lọc mật ong sẽ cho ra những dòng mật ong sánh vàng màu hổ phách. Trung bình 4 - 5 tuần sẽ khai thác mật ông một lần. Mỗi lần như vậy khoảng 900 lít.
Khách hàng đến tận nơi mua mật ong về dùng dần. Hiện tại, mỗi lít mật ong có giá 70 đến 100 ngàn đồng. Bên cạnh bán lẻ, người nuôi ong lấy mật chủ yếu nhập cho Công ty ong ở Đắc Lắc. Mật ong được đựng trong những thùng nhựa kín, mỗi thùng nặng 50kg.
Anh Toàn cho biết: Trung bình mỗi năm anh nhập cho Công ty khoảng 10 lần, mỗi lần khoảng 900 lít mật ong. Ngoài ra còn thuê 6 - 7 công nhân, lương mỗi tháng 8 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ nuôi ngựa bạch, gia đình ông Nguyễn Văn Hoàn thôn 3, xã Việt Tiến, huyện Việt Yên (Bắc Giang) có thu nhập ổn định từ 70 đến 90 triệu đồng/năm.

Ngày 18-3-2014, tại xã Thạnh Thắng, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ đã diễn ra lễ bàn giao 3 máy làm đất sử dụng công nghệ laser và trình diễn san phẳng mặt ruộng bằng công nghệ laser do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ tổ chức.

Bà con nông dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) hiện đang bước vào thu hoạch sầu riêng trái vụ năm 2014. Năm nay, sầu riêng trái vụ giảm về sản lượng nhưng giá bán cao hơn so với năm 2013.

Sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, nhất là những ngày gần đây, giá cà phê liên tục tăng, nhưng nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên bán ra rất ít. Không những vậy, những hộ dân có tiền nhàn rỗi còn đến các đại lý, doanh nghiệp (DN) mua cà phê đem về nhà tạm trữ ngóng giá lên!

Giá ớt hiện ở mức 23.000 đ/kg, chi phí cho một sào ớt khoảng 4 triệu đồng (chưa tính công lao động). Như vậy, tổng thu một sào trồng ớt khoảng 27,6 triệu đồng.