Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề nuôi cá tầm ở Lâm Đồng có nguy cơ đổ vỡ

Nghề nuôi cá tầm ở Lâm Đồng có nguy cơ đổ vỡ
Ngày đăng: 26/05/2015

Năm 2007 là thời điểm thịnh hành nhất của ngành nuôi cá nước lạnh ở Lâm Đồng. Thời điểm đó, địa phương có 22 doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này với 2 loại chủ chốt là cá hồi Vân và tầm Nga. Diện tích mặt nước theo đó cũng tăng nhanh qua từng năm. 

Theo quy hoạch của tỉnh Lâm Đồng, năm 2015 diện tích cá nước lạnh của tỉnh sẽ là 75ha, với sản lượng 1.500 tấn, trong đó cá tầm là 1.000 tấn, cá hồi là 500 tấn, và đến năm 2020 sản lượng cá nước lạnh của Lâm Đồng sẽ tăng lên 3.000 tấn. Đây là một kế hoạch sát với thực tế phát triển ngành cá nước lạnh ở địa phương cũng như năng lực sản xuất của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khi sản xuất, cá nước lạnh Lâm Đồng gặp vô số bất cập và bất lợi nên năm 2014, sản lượng cá ở đây chỉ đạt 550 tấn, số doanh nghiệp tham gia nuôi cá nước lạnh cũng giảm một nửa chỉ còn 11, diện tích mặt nước ở mức 30ha.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh, Lâm Đồng có lợi thế hơn hẳn những địa phương khác để phát triển nuôi cá nước lạnh là nhiệt độ, môi trường thiên nhiên. Bởi thế, sản lượng cũng như diện tích nuôi của tỉnh chiếm trên 50% cả nước.

Một doanh nghiệp tại huyện Lạc Dương cho biết chỉ nuôi cá tầm vì điều kiện nguồn nước, nhiệt độ và chăm sóc ít khắt khe hơn cá hồi, nhưng hiện tại nguồn nước tại vùng Đạ Nhim, Long Lanh huyện Lạc Dương cũng không còn trong lành như những năm đầu do có thời điểm các doanh nghiệp đua nhau mở rộng diện tích một cách thiếu khoa học làm ảnh hưởng chung đến nguồn nước, dẫn đến ảnh hưởng đến tăng trọng của cá, chi phí chăm sóc, phòng bệnh.

"Trước đây nuôi 9-10 tháng là cá tầm đạt trọng lượng 2kg, nhưng nay muốn có trọng lượng này phải nuôi mất thời gian 12-15 tháng, chi phí về thực phẩm từ đó đội lên đáng kể", giám đốc doanh nghiệp trên nói.

Một bất lợi nữa là giá cá thương phẩm có xu hướng giảm qua từng năm. Hiện tại, mỗi kg cá tầm trang trại xuất ra chỉ 180.000 đồng, đây không phải là giá lý‎ tưởng so với vốn đầu tư và công sức bỏ ra. Thêm vào đó, tình trạng cá nước lạnh nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam cũng làm cho các doanh nghiệp trong nước lao đao vì giá thấp.

"Có một thực tế là sự tăng trưởng của cá nước lạnh tại các trang trại không đồng đều mặc dù chế độ chăm sóc giống nhau. Nguyên nhân là do chất lượng con giống không đồng nhất, trong khi giá một kg cá giống lên tới 6.000 USD. Nếu gặp phải đợt giống không tốt thì coi như thua", ông Hoàng - môt người tham gia nuôi cá nước lạnh khẳng định. Thêm vào đó giá thực phẩm cho cá ở mức cao, nhiều loại phải nhập khẩu vì trong nước chưa chủ động sản xuất được, càng tạo thêm bất lợi.

Theo quy định, cá tầm, cá hồi là những động vật thuộc ngoại lai, cần phải có sự quản lý‎ rất nghiêm ngặt. Do đó, lâu nay các doanh nghiệp nuôi cá nước lạnh ở Lâm Đồng mua con giống đều phải thông qua đơn vị nhập khẩu nhưng lại không nắm được xuất xứ, nguồn gốc con giống mình mua. Do đó, dù giá con giống đắt như vàng, nhưng quy trình mua bán lại như một loại hàng hóa trôi nổi mà người mua phải chấp nhận hên xui, may rủi.


Có thể bạn quan tâm

Họp 4 Bên Về Vấn Đề Cá Tra Tại Thụy Sĩ Họp 4 Bên Về Vấn Đề Cá Tra Tại Thụy Sĩ

Theo thông tin từ Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Vasep, ngày 23/3/2011, ông Mark Powell đã đồng ý với đề nghị của VASEP tổ chức một cuộc họp 4 bên (WWF quốc tế, WWF Việt Nam, VASEP và Vinafish).

31/03/2011
Xét Nghiệm Thành Công Bệnh Vi Bào Tử Ở Tôm Sú Xét Nghiệm Thành Công Bệnh Vi Bào Tử Ở Tôm Sú

Ngày 6/4, ông Phạm Hoàng Giang, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu cho biết, sau nhiều tháng theo dõi, nghiên cứu, đơn vị đã thực hiện xét nghiệm thành công bệnh vi bào tử ở tôm sú

16/04/2011
Mô Hình Trang Trại Tổng Hợp Có Mức Tăng Trưởng Cao Mô Hình Trang Trại Tổng Hợp Có Mức Tăng Trưởng Cao

Theo Chi cục Phát triển nông thôn TP Hà Nội, toàn thành phố hiện có 3.200 trang trại sử dụng 8.200ha đất. Qua khảo sát, các trang trại tổng hợp như VAC, VACR có mức tăng trưởng lớn nhất (so với các trang trại chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp).

24/04/2011
Mô Hình Trồng Xoài Bao Trái Hiệu Quả Cao Mô Hình Trồng Xoài Bao Trái Hiệu Quả Cao

Hiện nay, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng về cây ăn trái nói chung và xoài nói riêng đang hướng tới chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, mô hình trồng xoài bao trái ở thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A đang được đông đảo các nhà vườn áp dụng.

10/02/2012
Mô Hình Nuôi Cá Chình Đạt Hiệu Quả Cao Mô Hình Nuôi Cá Chình Đạt Hiệu Quả Cao

Năm 2010, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Định xây dựng mô hình nuôi cá chình nước ngọt trong ao đất tại hộ anh Võ Văn Xuân ở xã An Hòa – huyện An Lão.

12/02/2012