Nghệ núi Cấm trồng chơi kiếm cả chục triệu đồng
Tận dụng đất trống dưới tán vườn cây ăn trái, người dân núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) cho trồng xen canh cây nghệ để tăng thu nhập. Tuy nhiên, đa số người dân ở đây đều để cây nghệ mọc tự nhiên mà không cần chăm sóc, không phân bón. Vì thế, nghệ ở núi Cấm rất săn chắc, vàng óng và rất thơm.
Anh Lợi đang tất bất thu hoạch của nghệ
Trong khu vườn gần 1.000m2, anh Nguyễn Văn Lợi đang tất bật thu hoạch nghệ củ. “Năm rồi, loại nghệ này có giá khoảng 5.000 đồng/kg nhưng năm nay thương lái vào thu mua tận nơi với giá gấp đôi. Chỉ mới thu hoạch mấy ngày nay nhưng đã được trên 100kg. Dự kiến, khu vườn này có thể thu hoạch được một tấn củ” - anh Lợi cho hay.
Nghệ trồng ở núi Cấm rất săn chắc, thơm và vàng óng
Tương tự, ông Trần Văn Hải, một hộ dân trên núi Cấm, cho biết cũng nhờ trồng xen canh thêm hơn 2 công đất nghệ mà gia đình ông kiếm thêm thu nhập để nuôi con cái ăn học.
Theo UBND xã An Hảo, núi Cấm hiện có trên 600 hộ dân sinh sống. Đa số người dân sống bằng nghề trồng trọt xen canh nhiều loại cây trái, qua đó cho thu nhập khá ổn định, giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Đến thời điểm này, Công ty TNHH XNK Nông sản Hồng Ân (xã Hải Ninh, Bắc Bình - Bình Thuận) đã hoàn thành việc đầu tư, xây dựng Nhà máy xử lý thanh long bằng hệ thống xử lý hơi nước nóng, công suất 4.200 tấn/năm. Theo đó, công ty đã có văn bản trình Cục Bảo vệ thực vật xem xét, kiểm tra để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động và bảo đảm tính pháp lý cho việc vận hành nhà máy.

Chiều 14-4, ông Hồ Văn Vàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết, hiệp hội đang cùng các nhà chuyên môn thuộc Bộ NN-PTNT sang Na Uy để nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về mô hình nuôi, chế biến và xuất khẩu cá hồi. Na Uy là đất nước nổi tiếng về nghề nuôi và xuất khẩu cá hồi, xuất khẩu cá hồi đạt khoảng 5 - 6 tỷ USD/năm.

Theo Cơ quan quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam bộ, hiện các thủy sản chủ lực đang được nuôi ở các tỉnh phía Nam là cá tra, tôm... hầu như không bị phát hiện kháng sinh cấm.

Sau thời gian rớt giá và tiêu thụ khó khăn do ảnh hưởng của tin đồn thất thiệt, mấy ngày gần đây, giá cá điêu hồng thương phẩm nuôi lồng bè ở Tiền Giang bất ngờ tăng trở lại và khan hiếm hàng, khiến người nuôi rất phấn khởi bởi không còn chịu cảnh thua lỗ dẫn đến treo bè như trước.

Là nông dân đầu tiên thực hiện mô hình nuôi cá rô đồng thâm canh của huyện Vĩnh Lợi, ông Đặng Thanh Phong, ngụ ấp Giồng Bướm B, xã Châu Thới chia sẻ: “Xuất pháp từ suy nghĩ cần phải thực hiện mô hình thủy sản nước ngọt nào vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình mình, vừa để bà con trong xóm, ấp tham quan học hỏi để cùng thực hiện”.