Nghệ núi Cấm trồng chơi kiếm cả chục triệu đồng
Tận dụng đất trống dưới tán vườn cây ăn trái, người dân núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) cho trồng xen canh cây nghệ để tăng thu nhập. Tuy nhiên, đa số người dân ở đây đều để cây nghệ mọc tự nhiên mà không cần chăm sóc, không phân bón. Vì thế, nghệ ở núi Cấm rất săn chắc, vàng óng và rất thơm.
Anh Lợi đang tất bất thu hoạch của nghệ
Trong khu vườn gần 1.000m2, anh Nguyễn Văn Lợi đang tất bật thu hoạch nghệ củ. “Năm rồi, loại nghệ này có giá khoảng 5.000 đồng/kg nhưng năm nay thương lái vào thu mua tận nơi với giá gấp đôi. Chỉ mới thu hoạch mấy ngày nay nhưng đã được trên 100kg. Dự kiến, khu vườn này có thể thu hoạch được một tấn củ” - anh Lợi cho hay.
Nghệ trồng ở núi Cấm rất săn chắc, thơm và vàng óng
Tương tự, ông Trần Văn Hải, một hộ dân trên núi Cấm, cho biết cũng nhờ trồng xen canh thêm hơn 2 công đất nghệ mà gia đình ông kiếm thêm thu nhập để nuôi con cái ăn học.
Theo UBND xã An Hảo, núi Cấm hiện có trên 600 hộ dân sinh sống. Đa số người dân sống bằng nghề trồng trọt xen canh nhiều loại cây trái, qua đó cho thu nhập khá ổn định, giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Có dịp được tận mắt nhìn thấy những ao, đầm nuôi sò huyết của người dân ở vùng Tân Biên, Kiên Giang cho lợi nhuận rất cao, năm 2010 anh Võ Văn Sóng, ấp Cồn Cù, xã Dân Thành (Trà Vinh) quyết định nuôi thử nghiệm con sò huyết trong ao đất. Kết quả qua 3 vụ nuôi đều thành công, mang về cho gia đình lợi nhuận vài chục triệu đồng sau mỗi vụ nuôi.

Phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình (Quảng Nam) phối hợp với tổ chức Phát triển quốc tế (IDE) tại Việt Nam hỗ trợ nông dân áp dụng kỹ thuật tưới phun mưa để nâng cao năng suất rau màu, bước đầu đem lại kết quả khả quan.

Sau 2 ngày có chỉ đạo của Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, về việc làm rõ đúng, sai trong vụ tạm giữ 1,8 tấn bạch tuộc tại Hải Dương, Công an tỉnh này đã nhận sai và bồi thường số tiền 650 triệu đồng cho các ngư dân ở huyện Cần Giờ (TPHCM) vì số hàng đã bị hỏng.

Nhờ được học nghề trồng dâu, nuôi tằm bài bản, nhiều hộ dân xã Bắc Bình (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) bây giờ đang có thu nhập cao từ nghề này và tạo việc làm cho hàng trăm lao động.

Để thu được một triệu đồng tiền lãi từ nuôi các loài cá truyền thống (cá trắm, cá mè, cá trôi, cá chép…), một người nông dân có thể phải sử dụng đến hàng trăm m2 ao nuôi, nhưng với anh Nguyễn Hữu Tân, ở tổ 1, phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), chỉ với 3 chiếc lồng nuôi cá, rộng 8 m2 mỗi lồng, trung bình hàng năm đem về cho anh 70-80 triệu đồng tiền lãi.