Nghệ An Phấn Đấu Hết Năm 2014 Trồng Được 4.000 Ha Cao Su

Ngày 20/7, Ban lãnh đạo Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam do ông Lê Minh Châu - Phó Tổng giám đốc dẫn đầu đã đi kiểm tra tiến độ trồng cây cao su tại Thanh Chương. Cùng đi có ông Phạm Trung Thái - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư phát triển cao su Nghệ An.
Từ đầu năm đến nay, Công ty CP Đầu tư phát triển cao su Nghệ An đã trồng mới được 700 ha cao su, nâng diện tích cao su đến thời điểm hiện tại lên 2.700 ha.
Hiện tại, vườn ươm của Công ty đang phát triển rất tốt, chủ động nguồn giống 3- 4 tầng lá ổn định để từ nay đến hết năm 2014 dự kiến sẽ trồng thêm 1.300 ha cao su tại các huyện Thanh Chương, Anh Sơn và Quế Phong.
Theo kế hoạch, bắt đầu từ năm 2015 trở đi, Công ty sẽ tiến hành xây dựng các nhà máy chế biến cao su trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nguồn nguyên liệu tại chỗ.
Theo đánh giá của lãnh đạo Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, tốc độ phát triển của cây cao su ở Nghệ An hiện đang bảo đảm đúng tiến độ kế hoạch đề ra, cây phát triển tốt không những về tốc độ tăng trưởng mà còn cả về độ đồng đều- một yếu tố quan trọng trong cấu thành năng suất vườn cây.
Có thể bạn quan tâm

Hai ngành hàng cá tra và tôm ở ĐBSCL vẫn trong cơn khủng hoảng nợ kéo dài mấy năm nay, với "khối u" lớn nhất chưa xử lý được: DN chế biến chiếm dụng vốn của người nuôi và nợ xấu vốn vay ngân hàng.

Chiều 24.7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) phối hợp với UBND tỉnh và Ngân hàng BIDV tổ chức Hội nghị “Triển khai chính sách tín dụng quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7.7.2014 của Chính phủ” về một số chính sách phát triển thủy sản.

Mùa sau nên trồng gì để “được mùa - tốt giá”, làm cách nào để nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ chuẩn xuất khẩu, thương lái và các doanh nghiệp hỗ trợ thu mua giá cao, không phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc? Những câu hỏi thường trực đó rất nhiều nông dân phải xoay xở giải đáp khi chuẩn bị bắt tay vào vụ mùa kế tiếp ngay khi tình hình xuất khẩu nông sản từ đầu năm đến nay còn gặp nhiều khó khăn…

Đầu tư hơn 50 triệu đồng chi phí giống và vật tư ban đầu, sau hơn 2 năm trồng thử nghiệm, đến nay vườn thanh long ruột đỏ của gia đình bà Lê Thị Nguyệt, ở khu phố 3, phường 1, thị xã Quảng Trị đã bắt đầu cho thu hoạch với năng suất, sản lượng cao. Bà Nguyệt ước tính dự kiến vụ này sẽ thu về gần một tấn quả, lợi nhuận từ loại cây trồng kinh tế này mang lại cho gia đình nguồn thu đáng kể.

Hiện một ký cá, tôm phải chịu gần 10 loại phí khác nhau trước khi lên tàu xuất khẩu đi các thị trường - đó là ý kiến phản ánh của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) trong công văn gửi Bộ Công thương.