Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghệ An nuôi tôm an toàn sinh học theo quy trình VietGAP

Nghệ An nuôi tôm an toàn sinh học theo quy trình VietGAP
Ngày đăng: 18/04/2015

Sau gần một năm triển khai, các địa phương đã đạt được những thành công bước đầu.

Trong khuôn khổ của dự án, các cơ sở được lựa chọn áp dụng mô hình nuôi tôm chân trắng theo VietGAP được dự án hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn và chế phẩm sinh học, với tổng diện tích 2ha; các cơ sở được lựa chọn phải cam kết đối ứng và tuân thủ yêu cầu của dự án để cùng thực hiện triển khai mô hình VietGAP.

Dự án hướng dẫn các mô hình áp dụng theo quy phạm VietGAP; từ việc cải tạo, nâng cấp điều kiện sản xuất (hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống ao nuôi, ao lắng; hệ thống xử lý chất thải; khu sinh hoạt...), đến xây dựng chương trình quản lý nuôi theo VietGAP (xây dựng tài liệu quy trình kỹ thuật nuôi; xây dựng hồ sơ kiểm soát các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học; hồ sơ kiểm soát sức khỏe tôm nuôi, kiểm soát bệnh dịch, kiểm soát chất thải; hồ sơ về an toàn lao động...).

Bên cạnh đó, dự án tổ chức tập huấn quy phạm VietGAP cho các hộ dân nuôi tôm tại địa bàn 2 huyện Diễn Châu và Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Theo quy trình nuôi tôm VietGAP, trước khi thả, người nuôi phải tiến hành kiểm tra các yếu tố môi trường như độ pH, độ kiềm, độ mặn... để phát hiện, điều chỉnh thích hợp, tránh gây sốc cho tôm. Nếu thực hiện đúng quy trình VietGAP thì tỷ lệ tôm sống sẽ đạt trên 85%, sinh trưởng nhanh, không những cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn mà còn nâng cao hiệu quả về môi trường vì nguồn nước thải và ao đầm được xử lý cơ bản triệt để.

Tại xã Diễn Trung (Diễn Châu), xã đã quy hoạch vùng an toàn sinh học, thành lập 1 tổ cộng đồng có quy ước để nuôi theo qui trình VietGAP gồm 12 hộ tham gia trên diện tích 20 ha.

Vùng nuôi an toàn sinh học được xây dựng đảm bảo về cơ sở hạ tầng, hệ thống kênh mương cấp thoát nước riêng biệt, không xả thải ra môi trường. Nhờ được đầu tư, đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật nên năng suất luôn cao hơn vùng nuôi đại trà khác khoảng 20%.

Sau gần 3 tháng nuôi, trên diện tích 4.000m2, một hộ nuôi thu được 4.300 kg tôm, tỷ lệ sống đạt 85%, kích cỡ tôm đạt 80 con/kg; với giá bán 130.000 đồng/kg, người nuôi có tổng thu 559 triệu đồng, trừ chi phí, lợi nhuận thu được 258 triệu đồng.

Tại xã Quỳnh Thanh (Quỳnh Lưu) có 75 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, 5 ha nuôi tôm sú quảng canh với 129 hộ nuôi. Xã cũng đã quy hoạch vùng nuôi an toàn sinh học với 3 tổ cộng đồng nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích mặt nước 37,5ha. Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch nuôi tôm, hạn chế thấp nhất rủi ro cho nông dân, ngay từ đầu năm 2015, xã đã tập trung chỉ đạo bà con tiến hành nạo vét lại ao đầm, xử lý môi trường nước, mầm bệnh.

Nuôi tôm nước lợ hiện vẫn mang tính tự phát trong khi hàng loạt các vấn đề phục vụ sản xuất chưa đáp ứng kịp, cùng với đó là thời tiết diễn biến khó lường đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng nuôi tôm. Từ mô hình nuôi tôm VieGAP, hiện các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đã có những nhận thức cơ bản về việc nuôi theo hướng an toàn sinh học. Đặc biệt là công tác xử lý ao đầm trước khi thả giống và cách chọn giống...

Chính vì vậy, việc áp dụng quy trình nuôi tôm an toàn sinh học theo VietGAP được xem là giải pháp đảm bảo cho nghề nuôi tôm phát triển bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Tiêu Độc, Khử Trùng Bảo Vệ Đàn Vật Nuôi Tiêu Độc, Khử Trùng Bảo Vệ Đàn Vật Nuôi

Cùng với tiêm phòng, phun hóa chất khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi được coi là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu trong phòng chống dịch; có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh, bảo vệ cho cả đàn vật nuôi, cắt đứt mầm bệnh có thể xâm nhập và gây hại. Theo quyết định của UBND tỉnh, từ ngày 28/2 đến ngày 28/3, sẽ tiến hành chiến dịch phun khử trùng tiêu độc trên địa bàn toàn tỉnh.

04/03/2014
Trồng Thanh Long Ở Xóm Đông Du Trồng Thanh Long Ở Xóm Đông Du

Theo sự hướng dẫn của Hội Nông dân xã Đông Hiếu, chúng tôi đến thăm mô hình trồng thanh long cho hiệu quả kinh tế cao của xóm Đông Du 1. Con đường bê tông thoáng rộng nối liền các tổ liên gia trong xóm được bao bọc bởi những vườn thanh long, vườn tiêu, vườn rau ngót xanh ngút ngát.

04/03/2014
Nỗi Lo Tỏi Lý Sơn Mất Mùa, Rớt Giá Nỗi Lo Tỏi Lý Sơn Mất Mùa, Rớt Giá

Chưa vào chính vụ, nhưng giá tỏi ở Lý Sơn giảm thê thảm. Cả đảo Lý Sơn vụ này trồng khoảng 360 ha tỏi. Mỗi năm một vụ, nông dân đặt bao kỳ vọng vào cây tỏi, thế mà nay đang phải đối diện với nguy cơ thua lỗ.

04/03/2014
Phấn Đấu Sản Lượng Thủy Sản Đánh Bắt Đạt 5.800 Tấn Năm 2014 Phấn Đấu Sản Lượng Thủy Sản Đánh Bắt Đạt 5.800 Tấn Năm 2014

Hiện nay tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Hạ Hòa là 1.900 ha, trong đó diện tích chuyên nuôi 1.422 ha. Sản lượng thủy sản đánh bắt khai thác năm 2013 đạt 5.500 tấn. Nhiều nơi có diện tích nuôi thả lớn như Đầm Ao Châu– thị trấn Hạ Hòa; Ngòi Vần - xã Hiền Lương; đầm Chì, đầm Móng Hội xã Lâm Lợi, đầm Chính Công...

04/03/2014
Thanh Sơn Chủ Động Khắc Phục Diện Tích Lúa Bị Thiệt Hại Do Rét Thanh Sơn Chủ Động Khắc Phục Diện Tích Lúa Bị Thiệt Hại Do Rét

Do ảnh hưởng của đợt rét đậm rét hại nên tổng diện tích lúa chiêm xuân của huyện bị thiệt hại xấp xỉ 570ha, trong đó diện tích bị thiệt hại từ 30-70% là 334,3ha (lúa lai 75,6ha, lúa thuần 247,1ha); diện tích bị thiệt hại trên 70% là 261,5ha (lúa lai 14,4ha, lúa thuần 247,1 ha).

04/03/2014