Nghệ An Hội Thảo Các Giải Pháp Nuôi Tôm Mùa Nắng

Sáng ngày 16/6, tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, chi nhánh Nghệ An đã tổ chức hội thảo “EMS – giải pháp phòng ngừa và kỹ thuật nuôi tôm mùa nóng”. Tham dự có trên 150 khách hàng là đại diện các đại lý và người nuôi tôm trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.
Những năm vừa qua, dịch bệnh EMS (hộ chứng tôm chết sớm hay còn gọi là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính) bùng phát đã khiến nhiều nghành nuôi tôm của cả nước nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng điêu đứng. Vào mùa nắng nóng như hiện nay nếu không có biện pháp đối phó, phòng tránh cần thiết thì việc tôm chết hàng loạt là điều khó có thể tránh khỏi.
Để giảm thiểu lượng tôm chết và đảm bảo lợi ích kinh tế cho người nuôi tôm, tại hội thảo các chuyên gia đã đưa ra giải pháp: Cần tuân thủ nghiệm ngặt hệ thống an toàn sinh học tại ao nuôi, điều chỉnh kết cấu ao nuôi, xây dựng ao lắng, ao xử lý riêng biệt sao cho tỷ lệ ao lắng/ao nuôi là 6/4 để đảm bảo nguồn nước cung cấp; giảm mật độ thả để tôm giảm căng thẳng và thả tôm cỡ lớn.
Đồng thời, công ty cũng giới thiệu giải pháp áp dụng chương trình nuôi tôm sạch “Propiotic Farming” của C.P. Việt Nam. Theo đó tôm giống sau khi mua về cần được ương trong nhà bạt làm bằng lưới, bạt nilon, hoặc xây tường... 25 - 30 ngày.
Sau đó, sẽ được sang qua hệ thống ao nuôi tôm thịt với hệ thống an toàn sinh học như hệ thống ao xử lý, lưới ngăn địch hại, hệ thống vệ sinh, khử trùng tay chân trước khi vào ao nuôi....
Kết hợp với việc chăm sóc và quản lý môi trường ao nuôi thật tốt. Ưu điểm của mô mình này là giảm được sự tác động của thời tiết trong giai đoạn tôm còn nhỏ, từ đó, tăng được tỷ lệ sống và tăng sức khỏe của tôm.
Có thể bạn quan tâm

Ông Đào Văn Măng (ngụ ấp Thạnh Hưng, xã Bình Thành, Châu Thành - An Giang) trồng khoảng 1.200m2 tần dày lá đến thời điểm thu hoạch, nhưng không có đầu ra.

Vụ mùa 2013, huyện Ea Súp (Đắk Lắk) gieo tỉa trên 6.330 ha ngô lai, tăng 630 ha so với kế hoạch, tập trung nhiều nhất tại các địa phương như: Cư Kbang, Cư M’lan, Ea Lê, Ia T’mốt, thị trấn Ea Súp…

Sau những cơn mưa kéo dài vừa qua, nhiều diện tích lúa mùa ở các huyện, thành phố đã xuất hiện nhiều loại dịch hại. Để phòng trừ dịch hại sau mưa lũ, bà con nông dân trong tỉnh đang khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng trừ, hạn chế thiệt hại do sâu, bệnh gây ra..

Việc tăng cường giám sát chất lượng con giống là yêu cầu bức thiết hiện nay của ngành nông nghiệp, nhất là trong bối cảnh ngành đang dồn sức triển khai đề án tái cơ cấu.

Trên địa bàn huyện Cam Lâm hiện có 5 xã, thị trấn hoạt động nuôi trồng thủy sản với diện tích khoảng 560 ha. Bà con chủ yếu nuôi tôm thẻ, tôm sú, cá các loại và trồng rong sụn.