Nghệ An Bắt Được Cá Mặt Trăng Có Trọng Lượng Hơn 5 Tạ

Trong lúc đang đánh bắt cá ở trên biển, tàu cá NA 90390 TS do anh Nguyễn Minh Vương, ở xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) làm thuyền trưởng đã phát hiện con cá mặt trăng quý hiếm hơn 5 tạ sa vào lưới.
Theo anh Nguyễn Văn Vương thì, vào ngày 21/8 khi đang đánh bắt ở 107 độ 01 phút vĩ Bắc, 18 độ 30 phút kinh Đông thuộc vùng biển tỉnh Hà Tĩnh thì tàu anh Vương bất ngờ gặp một con cá lạ lớn sa lưới.
Ngay lập tức, anh Vương và các ngư dân trên tàu cùng vây lại để tìm cách đưa con cá lạ này lên bờ. Sau 2 tiếng đồng hồ, cả tàu mới tiến hành vớt được con cá lớn lên thuyền. Ngay khi con cá khủng trục vớt lên thuyền được xác định là cá mặt trăng quý hiếm với trọng lượng hơn 5 tạ, dài 2,5m, rộng 2,5 m.
Đến sáng ngày 23/8, con cá mặt trăng có trọng lượng hơn 5 tạ này đã được ngư dân đưa về cảng Lạch Quèn cập bến.
Khi đánh bắt trở về chủ tàu đã liên hệ với chính quyền địa phương và bảo tàng thiên nhiên Việt Nam để hiến tặng cho công tác nghiên cứu.
Theo đánh giá các thuyền viên địa phương thì đây là con cá lớn nhất từ trước đến nay đánh bắt được tại địa phương để hiến tặng cho công tác nghiên cứu.
Cá mặt trăng có tên khoa học là Molamola, thường có thân hình bầu dục rất đẹp. Loài cá này hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ và bảo tồn.
Có thể bạn quan tâm

Số tiền trên được trích từ qũy phòng, chống thiên tai của địa phương để hỗ trợ cho 80 hộ dân ở huyện Sa Pa có diện tích su su bị sập giàn và hư hỏng trong đợt mưa tuyết vừa qua với mức hỗ trợ 20 triệu đồng/ha.

Những ngày cuối năm lên với huyện miền núi cao Quế Phong - vùng đất mới của cây cao su, hay về với “thủ phủ” Anh Sơn, Thanh Chương, đều cảm nhận thấy rất rõ sự phát triển mạnh mẽ của loại cây mà sản phẩm ngày nay được gọi là “vàng trắng”. Với Dự án “trồng và phát triển cao su trên đất Nghệ An” của Công ty Cổ phần Đầu tư - Phát triển cao su Nghệ An, những vùng đồi nghèo trước đây nay đã xanh màu hy vọng và no ấm.

Những ngày cận Tết Nguyên Đán, đến với xã Thuận (Hướng Hóa, Quảng Trị) chúng ta sẽ được hòa mình trong bầu không khí lao động hết sức khẩn trương của người dân nơi đây. Trên những ngọn đồi, người dân hối hả thu hoạch sắn chuyển đến nhà máy, nguồn thu này giúp người trồng sắn có thêm điều kiện để đón một cái tết no ấm, sung túc.

Đông xuân là vụ sản xuất chính trong năm. Để có một vụ mùa bội thu cả về năng suất, sản lượng, chất lượng hạt lúa, vui xuân, đón Tết nông dân cũng cần tăng cường thăm đồng thường xuyên, theo dõi tình hình dịch bệnh hại lúa, nhất là trong điều kiện thời tiết lạnh và thất thường như hiện nay.

Anh Nguyễn Công Phước ở thôn Hiệp Hòa, xã Phước Thuận (Ninh Phước - Ninh Thuận) trồng 1 sào súp lơ, cho biết: Năm nay sau khi thu hoạch táo, cắt cành xong, tôi trồng súp lơ xen canh.