Nghệ An Bắt Được Cá Mặt Trăng Có Trọng Lượng Hơn 5 Tạ

Trong lúc đang đánh bắt cá ở trên biển, tàu cá NA 90390 TS do anh Nguyễn Minh Vương, ở xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) làm thuyền trưởng đã phát hiện con cá mặt trăng quý hiếm hơn 5 tạ sa vào lưới.
Theo anh Nguyễn Văn Vương thì, vào ngày 21/8 khi đang đánh bắt ở 107 độ 01 phút vĩ Bắc, 18 độ 30 phút kinh Đông thuộc vùng biển tỉnh Hà Tĩnh thì tàu anh Vương bất ngờ gặp một con cá lạ lớn sa lưới.
Ngay lập tức, anh Vương và các ngư dân trên tàu cùng vây lại để tìm cách đưa con cá lạ này lên bờ. Sau 2 tiếng đồng hồ, cả tàu mới tiến hành vớt được con cá lớn lên thuyền. Ngay khi con cá khủng trục vớt lên thuyền được xác định là cá mặt trăng quý hiếm với trọng lượng hơn 5 tạ, dài 2,5m, rộng 2,5 m.
Đến sáng ngày 23/8, con cá mặt trăng có trọng lượng hơn 5 tạ này đã được ngư dân đưa về cảng Lạch Quèn cập bến.
Khi đánh bắt trở về chủ tàu đã liên hệ với chính quyền địa phương và bảo tàng thiên nhiên Việt Nam để hiến tặng cho công tác nghiên cứu.
Theo đánh giá các thuyền viên địa phương thì đây là con cá lớn nhất từ trước đến nay đánh bắt được tại địa phương để hiến tặng cho công tác nghiên cứu.
Cá mặt trăng có tên khoa học là Molamola, thường có thân hình bầu dục rất đẹp. Loài cá này hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ và bảo tồn.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 2.3, Phòng NNPTNT huyện Tuy An cho biết, từ nửa tháng qua, ngư dân ven biển của huyện có thu nhập khá cao từ nghề mành tôm hùm con (to bằng đầu đũa) để cung cấp giống cho các vùng nuôi tôm hùm thương phẩm.

Bệnh trắng lá mía do dịch khuẩn bào (phytoplasma) gây ra được phát hiện lần đầu tiên ở Đài Loan năm 1958, ở Ấn Độ và Thái Lan năm 1964. Hiện bệnh này chủ yếu thấy xuất hiện ở các nước châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Sri Lanka, Campuchia, Lào và Việt Nam. Đây là một bệnh nguy hiểm gây thiệt hại nặng cho SX mía nguyên liệu.

Như chúng ta đã biết, trong nhiều năm gần đây cũng như hiện tại, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm ở nước ta diễn biến hết sức phức tạp, các loại dịch bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng gia súc, cúm gia cầm H5N1, H7N9…

Cùng với tiêm phòng, phun hóa chất khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi được coi là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu trong phòng chống dịch; có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh, bảo vệ cho cả đàn vật nuôi, cắt đứt mầm bệnh có thể xâm nhập và gây hại. Theo quyết định của UBND tỉnh, từ ngày 28/2 đến ngày 28/3, sẽ tiến hành chiến dịch phun khử trùng tiêu độc trên địa bàn toàn tỉnh.

Theo sự hướng dẫn của Hội Nông dân xã Đông Hiếu, chúng tôi đến thăm mô hình trồng thanh long cho hiệu quả kinh tế cao của xóm Đông Du 1. Con đường bê tông thoáng rộng nối liền các tổ liên gia trong xóm được bao bọc bởi những vườn thanh long, vườn tiêu, vườn rau ngót xanh ngút ngát.