Nghệ An Bắt Được Cá Mặt Trăng Có Trọng Lượng Hơn 5 Tạ

Trong lúc đang đánh bắt cá ở trên biển, tàu cá NA 90390 TS do anh Nguyễn Minh Vương, ở xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) làm thuyền trưởng đã phát hiện con cá mặt trăng quý hiếm hơn 5 tạ sa vào lưới.
Theo anh Nguyễn Văn Vương thì, vào ngày 21/8 khi đang đánh bắt ở 107 độ 01 phút vĩ Bắc, 18 độ 30 phút kinh Đông thuộc vùng biển tỉnh Hà Tĩnh thì tàu anh Vương bất ngờ gặp một con cá lạ lớn sa lưới.
Ngay lập tức, anh Vương và các ngư dân trên tàu cùng vây lại để tìm cách đưa con cá lạ này lên bờ. Sau 2 tiếng đồng hồ, cả tàu mới tiến hành vớt được con cá lớn lên thuyền. Ngay khi con cá khủng trục vớt lên thuyền được xác định là cá mặt trăng quý hiếm với trọng lượng hơn 5 tạ, dài 2,5m, rộng 2,5 m.
Đến sáng ngày 23/8, con cá mặt trăng có trọng lượng hơn 5 tạ này đã được ngư dân đưa về cảng Lạch Quèn cập bến.
Khi đánh bắt trở về chủ tàu đã liên hệ với chính quyền địa phương và bảo tàng thiên nhiên Việt Nam để hiến tặng cho công tác nghiên cứu.
Theo đánh giá các thuyền viên địa phương thì đây là con cá lớn nhất từ trước đến nay đánh bắt được tại địa phương để hiến tặng cho công tác nghiên cứu.
Cá mặt trăng có tên khoa học là Molamola, thường có thân hình bầu dục rất đẹp. Loài cá này hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ và bảo tồn.
Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp (DN) Nhật Bản chiếm số lượng nhiều nhất trong nhóm đối tác nước ngoài tham gia xúc tiến thương mại tại Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 14 (AgroViet 2014), do Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức khai mạc ngày 14.11 tại Hà Nội.

Ngày 14-11, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) vừa ra quyết định cuối cùng về việc tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra - ba sa nhập khẩu từ VN sau khi rà soát thuế lần thứ hai đối với mặt hàng này từ tháng 6-2014.

Hiện công ty này đang phân phối nhãn từ Thái Lan cho các hệ thống bán lẻ tại Anh và mong muốn đưa trái nhãn VN vào thị trường này. Tuy nhiên, để xuất khẩu vào Anh nói riêng và châu Âu nói chung thì nhà vườn cần làm theo tiêu chuẩn Global GAP.

An Giang vừa quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao, kèm theo chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và chế biến các loại dược liệu tại vùng Thất Sơn.

Như vậy, nếu ước tính hiệu suất sử dụng các loại phân bón trung bình khoảng 45-50%, có nghĩa lượng phân bón bị thất thoát ra môi trường hoặc bị cố định trong đất, cây trồng không sử dụng được chiếm 50-55% (tương đương trên 5 triệu tấn) thì mỗi năm ngành nông nghiệp đã lãng phí khoảng 40-44 nghìn tỷ đồng.