Ngày thứ 7 nông thôn mới

Thông điệp mà Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh - ông Võ Kim Cự thường vẫn hay nói khi về cơ sở là “không ai được phép đứng ngoài cuộc Chương trình xây dựng NTM, mỗi người còn nhớ đánh răng, rửa mặt, còn nhớ ăn sáng mối ngày thì phải nhớ đến NTM”.
5 năm qua “Ngày thứ 7 NTM” đã trở thành phong trào sâu rộng từ tỉnh đến thôn xóm ở Hà Tĩnh.
Các cuộc kiểm tra mô hình này không theo lộ trình sắp xếp trước, Ban chỉ đạo chương trình thường ngẫu nhiên chọn điểm đến, chủ yếu lắng nghe tiếng nói từ người dân và nắm bắt được những thực tế tại cơ sở.
Ban chỉ đạo NTM tỉnh Hà Tĩnh đi kiểm tra thực tế tại các hộ gia đình về khó khăn trong xây dựng mô hình sản xuất.
Mặc dù đã qua 2 năm nhưng rất nhiều người vẫn chưa quên chuyến về kiểm tra NTM tại huyện Cẩm Xuyên của Ban chỉ đạo NTM tỉnh Hà Tĩnh, sau khi đi kiểm tra thực tế mô hình chăn nuôi lợn của ông Võ Ðình Vóc, thôn 4, xã Cẩm Trung trình bày vướng mắc trong vay vốn để nuôi 100 con lợn nái siêu nạc, đoàn kiểm tra đã yêu cầu ngân hàng giải trình.
Ngay tại buổi làm việc này, ông Võ Kim Cự đã tháo gỡ vướng mắc về vốn, cứu trại chăn nuôi thoát phá sản.
Trong thời gian ngắn, ông Vóc được vay đủ 700 triệu đồng theo yêu cầu.
Nhờ đó, trang trại của ông Vóc trở thành một trong những điểm sáng trong phát triển sản xuất ở xã Cẩm Trung.
Không chỉ vốn mà các thủ tục hành chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng...
đều được các địa phương triển khai nhanh chóng.
Việc lãnh đạo trực tiếp xuống tận nơi kiểm tra, đôn đốc đã chấn chỉnh ngay những biểu hiện thiếu trách nhiệm với phong trào.
Không chỉ vậy, vào tháng 8.2014, trong chuyến kiểm tra tiến độ xây dựng NTM tại Thạch Long, huyện Thạch Hà, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh đã thẳng thắn phê bình đội ngũ cán bộ xã Thạch Long và huyện Thạch Hà vì đã thiếu quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành.
Trưởng Ban chỉ đạo tỉnh cũng đã gợi mở một số giải pháp để Thạch Long theo kịp “guồng quay” chung của tỉnh, ưu tiên phát triển sản xuất.
Nhờ chỉ đạo sát sao đó, Thạch Long đã về đích NTM đúng hẹn trong năm 2014.
Trò chuyện với PV NTNN ông Lê Văn Bình - Chủ tịch UBND xã Xuân Mỹ tâm sự: Cách đây 3 năm trong chuyến kiểm tra trực tiếp của Ban chỉ đạo NTM tỉnh tại địa phương thời điểm đó ông Võ Kim Cự đã giới thiệu mô hình của Bí thư Đảng ủy xã Hương Minh, huyện Vũ Quang Phạm Văn Ðức làm gương cho các địa phương học tập.
Từ câu chuyện thực tế của Trưởng Ban chỉ đạo nói tại địa phương, ngay hôm sau chúng tôi đã lên Hương Minh học hỏi về triển khai.
Cũng nhờ những chuyến đi sát thực đó mới khơi dậy được phong trào và người dân tin tưởng hơn.
Thực tiễn quá trình xây dựng NTM trên địa bàn cho thấy, nơi nào phong trào xây dựng NTM thấm sâu vào máu thịt của dân thì kết quả thực hiện nhiệm vụ ở địa phương đó sẽ về đích nhanh”.
Có thể bạn quan tâm

Sau 3 tháng chăm sóc, những cây bí này bắt đầu ra hoa, kết trái. Theo sự chỉ dẫn của những người bạn ở bên Mỹ, ông Phan hái bỏ những quả nhỏ, yếu, chỉ để lại những quả to, khỏe để cây tập trung nuôi dưỡng. Đến nay, vườn bí ngô của gia đình người đàn ông này có 24 quả chín, có màu vàng bóng, vỏ mỏng

Theo nhiều đánh giá, mô hình nuôi cua đồng cho lợi nhuận cao, một phần do cua nhanh cho thu hoạch, dễ tiêu thụ, dễ chăm sóc, một phần là do trên cùng một diện tích đó, người dân có thể thu được 3 - 4 sản phẩm có giá trị kinh tế khác như lúa, chạch, cá...

Cây bần chua được trồng trên tuyến đê của xã Triệu Phước thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị không chỉ trở thành một “vành đai xanh” chắn sóng mà còn tạo thêm thu nhập cho người dân.

Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Quốc gia (TTKNKNQG) phối hợp Sở NN-PTNT Hà Nội vừa tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với Chuyên đề “Liên kết trong SX và tiêu thụ RAT theo hướng VietGAP”. Các đại biểu đã mổ xẻ, phân tích thì thấy rằng mô hình RAT vẫn loay hoay chưa tìm được bước đi đột phá.Các địa phương vẫn đang loay hoay tìm hướng phát triển RAT

Nhiều địa phương của vùng ngập mặn huyện Tân Phước (Tiền Giang) đang triển khai mô hình trồng dứa phụng, một loại cây cảnh rất được thị trường ưa chuộng