Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngày hội xuống đồng

Ngày hội xuống đồng
Ngày đăng: 23/09/2015

* Yên Bái cầm chắc 350 tỷ vụ đông

Như ngày hội, không chỉ người dân mà cả bí thư, chủ tịch tỉnh đều xắn quần xuống ruộng…

Cánh đồng Mường Lò, huyện Văn Chấn là nơi phát động ra quân SX vụ đông. Sau những ngày mưa sụt sùi, trời hôm nay nắng bừng lên, con đường chạy dọc qua cánh đồng Mường Lò cờ bay rợp trời, người dân các xã Phù Nham, Thanh Lương, Thạch Lương, Hạnh Sơn, Phúc Sơn… đổ về Bản Lọng, xã Phù Nham. Hôm nay là ngày chủ nhật, không chỉ người lớn mà còn có rất nhiều trẻ em và người già cũng đến tham dự.

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà cùng lãnh đạo các sở, huyện, thị xã và thành phố cũng có mặt, điều đó khẳng định tỉnh Yên Bái rất coi trọng SX vụ đông.

Bà Phạm Thị Thanh Trà, Chủ tịch tỉnh Yên Bái (trái) đặt bầu ngô vào các hốc đất

Vụ này Yên Bái dự kiến gieo trồng 10.000 ha, bao gồm 6.000 ha ngô, trong đó ngô trên đất 2 lúa là 3.950 ha, đất soi bãi 2.050 ha, năng suất dự kiến 31 tạ/ha, sản lượng 18.600 tấn; khoai lang 1.300 ha, năng suất dự kiến 50 tạ/ha, sản lượng 6.500 tấn; rau đậu các loại 2.700 ha, năng suất dự kiến 120 tạ/ha. Giá trị thu nhập bình quân 35 triệu đ/ha, với 10.000 ha cây trồng vụ đông năm nay, Yên Bái cầm chắc 350 tỷ đồng.

Người dân các xã tham gia ngày hội xuống đồng làm vụ đông

Ông Nguyễn Đức Mầu, Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: "Kế hoạch tỉnh giao cho Trấn Yên gieo cấy 1.120 ha cây vụ đông, chúng tôi phấn đấu vượt 100 ha. Hiện đã giao kế hoạch cho các xã. Vụ đông năm nay xã nào cũng đăng ký vượt chỉ tiêu…".

Bà Phạm Thị Thanh Trà, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái:

"Yên Bái có 80% dân số sống bằng nghề nông, trong khi đó hiệu quả SX nông nghiệp trên một đơn vị diện tích hiện chưa cao.

Đưa cây vụ đông trên đất hai lúa phải là vụ SX chính, đây là mắt xích quan trọng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thúc đẩy tăng trưởng giá trị nông nghiệp theo yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2015-2020, nhằm đảm bảo an ninh lương thực, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng NTM để không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân…".

Huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ là hai địa phương làm vụ đông sớm nhất tỉnh. Từ 5/9 nhiều hộ đã xuống bầu ngô ở các chân ruộng hai vụ. Tới ngày 20/9 hơn 500 ha cây vụ đông của TX Nghĩa Lộ đã cơ bản xuống giống.

Ông Chu Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TX Nghĩa Lộ cho hay: "SX vụ đông đã trở thành truyền thống của người dân ở đây, chúng tôi có ngăn họ cũng không được.

Bởi cây vụ đông đã trở thành cây trồng truyền thống của người dân chúng tôi rồi. Không một thửa ruộng nào có thể trồng cây vụ đông mà bỏ hoang. Cây ngô vụ đông cho người dân nhiều thứ: Hạt phục vụ chăn nuôi, lá cho trâu bò ăn hoặc ném xuống ao nuôi cá, thân và lõi ngô làm củi đun…".

Ông Đinh Văn Tỉa ở bản Lọng, xã Phù Nham cho biết: "Gia đình tôi trồng hơn 1.000 m2 ngô đông, mỗi năm thu hơn 3 tạ. Ruộng ở đây xa nhà quá và hơi trũng, nếu ở gần thì gia đình tôi sẽ trồng cà chua hoặc rau màu. Những gia đình trồng cà chua thu nhập gấp 4 - 5 lần trồng ngô. Nhìn thấy họ trồng cà chua mà mình thèm bác ạ…".

Để khuyến khích người dân SX vụ đông, tỉnh Yên Bái đã trích ngân sách địa phương hỗ trợ 30% giá ngô lai trên đất hai vụ lúa. Tổng kinh phí hỗ trợ 1,79 tỷ đồng.

Các giống ngô lai có tiềm năng năng suất cao được hỗ trợ như NK4300, DK6919, B06, AG59, BioSeed9698, LVN885, LVN25, LVN99, SB099, NK66, NK67…

Sau lễ phát động, lãnh đạo tỉnh, huyện và xã đều xắn quần lội ruộng cùng người dân trồng ngô trên đất hai lúa. Không khí ngày hội xuống đồng trên cánh đồng Mường Lò thật sôi động và náo nhiệt.


Có thể bạn quan tâm

Phạt 19,5 Triệu Đồng Đối Với 3 Hộ Nuôi Nhốt Động Vật Hoang Dã Phạt 19,5 Triệu Đồng Đối Với 3 Hộ Nuôi Nhốt Động Vật Hoang Dã

Ngày 25.10, ông Lê Văn Phi - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (KL) huyện Phù Mỹ (Bình Định), cho biết: Đơn vị vừa ra quyết định xử phạt 19,5 triệu đồng đối với 3 hộ (Nguyễn Văn Tự, Nguyễn Xuân Mỹ và Trần Xuân Thủy) về hành vi nuôi nhốt và tàng trữ trái phép động vật hoang dã.

28/10/2013
Chủ Động Phòng Ngừa Dịch Bệnh Ở Tôm Chủ Động Phòng Ngừa Dịch Bệnh Ở Tôm

Cán bộ kỹ thuật Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh kiểm tra sức khỏe tôm nuôi sau đợt lũ vừa qua. Ngoài việc hướng dẫn người dân sử dụng con giống đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, thì việc tổ chức thả giống tập trung tại các vùng nuôi, thực hiện cùng vào, cùng ra để tạo khối lượng hàng hóa lớn gắn với thị trường và thuận lợi cho công tác phòng chống dịch. Người chăn nuôi cần thường xuyên thực hiện khử trùng ao nuôi, hệ thống kênh cấp thoát nước. Các vùng nuôi tôm thâm canh tập trung phát triển thêm các trang trại sản xuất con giống, ương dưỡng giống tôm để nuôi theo hình thức khép kín, đồng thời đảm bảo môi trường nước trong ao nuôi và xử lý nước thải, chất thải rắn theo đúng quy định.

29/10/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Bằng Kỹ Thuật Sử Dụng Đệm Lót Lên Men Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Bằng Kỹ Thuật Sử Dụng Đệm Lót Lên Men

Kết quả thí nghiệm cho thấy: 15 con heo dùng nuôi trong thí nghiệm đều tăng trọng tốt. Heo nuôi ở chuồng có hầm ủ biogas tăng trọng cao nhất (108,6 kg/con) kế đến là đối chứng (99 kg/con), thấp nhất là heo nuôi trên đệm lót sinh thái (97,1 kg/con). Khử mùi khí NH3 và H2S tốt nhất thuộc về nghiệm thức nuôi bằng đệm lót sinh thái, khả năng phòng bệnh ở mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái cũng tốt, heo không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế, kế đến là biogas và đối chứng - anh Phong phấn khởi.

29/10/2013
Thu Hoạch Sớm 600 Ha Sắn Bị Ngập Úng Thu Hoạch Sớm 600 Ha Sắn Bị Ngập Úng

Do ảnh hưởng của mưa bão, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có 600 ha sắn bị hư hại

29/10/2013
Hiệu Quả “Kép” Từ Mô Hình “Lúa - Cá” Mùa Lũ Ở Tiền Giang Hiệu Quả “Kép” Từ Mô Hình “Lúa - Cá” Mùa Lũ Ở Tiền Giang

Sau hơn năm tháng triển khai thực hiện thí điểm dự án “nuôi luân canh lúa-cá” tại ấp Bắc, xã Tân Phú, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) bước đầu đã mang lại hiệu quả “kép”, đồng thời mở ra triển vọng giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích, giải quyết lao động nhàn rỗi và tăng thu nhập.

30/10/2013