Ngày đầu lệnh cấm khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản có hiệu lực

Sáng ngày 1/11, lượng khoai tây Trung quốc đã chuyển vào Chợ nông sản Đà Lạt trước đó vẫn được các tiểu thương kinh doanh, buôn bán bình thường.
Bà Nguyễn Thị Vân, chủ vựa kinh doanh khoai tây Trung Quốc lớn nhất Đà Lạt, cũng là đầu mối cung cấp tới trên 90% khoai tây Trung Quốc cho các tiểu thương tại Chợ nông sản Đà Lạt cho biết, trước mắt các tiểu thương tại chợ vẫn nghiêm chỉnh chấp hành lệnh cấm để chờ Chủ tịch UBND TP Đà Lạt có văn bản trả lời chính thức về vấn đề này.
Khoảng một tuần trở lại đây, chủ đầu mối khoai tây Trung Quốc này không nhập thêm khoai tây Trung Quốc về chợ Đà Lạt.
Ước tính, hiện tại, Chợ nông sản Đà Lạt đang có khoảng trên dưới 100 tấn khoai tây Trung Quốc.
Những vựa khoai tây Trung Quốc cuối cùng tại chợ nông sản Đà Lạt sau lệnh cấm
Trước đó, Chủ tịch UBND TP Đà Lạt Võ Ngọc Hiệp đã chỉ đạo các cơ quan chức năng cấm không cho tiểu thương đưa khoai tây Trung Quốc vào Chợ nông sản Đà Lạt.
Lý do là để ngăn chặn tình trạng không ít tiểu thương nhuộm đất đỏ vào khoai Trung Quốc rồi vận chuyển đi tiêu thụ dưới mác khoai tây Đà Lạt.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh, buốn bán khoai tây Trung Quốc ngoài phạm vi Chợ nông sản Đà Lạt vẫn diễn ra bình thường.
Nhiều máy rửa khoai tây đã ngừng hoạt động.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, trong vòng 3 tháng có trên 1.000 tấn khoai tây Trung Quốc được nhập về Chợ nông sản Đà Lạt.
Cơ quan này đã lấy 38 mẫu trên lô hàng 978 tấn để kiểm tra.
Kết quản phân tích những mẫu khoai tây này chưa phát hiện chất cấm vượt tiêu chuẩn cho phép.
Chợ nông sản Đà Lạt có tổng cộng 75 hộ đang kinh doanh, trong đó tới 24 hộ là kinh doanh khoai tây.
Vào thời điểm khoai tây Đà Lạt khan hiếm hoặc giá cao như hiện nay, gần như 100% các hộ này đều kinh doanh khoai tây Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Hàng loạt hộ nuôi nhím ở Phú Quý, Phan Thiết và Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đang gặp khó do không tiêu thụ được động vật có nguồn gốc hoang dã này. Cách đây không lâu, nuôi nhím trở thành phong trào rầm rộ khi hàng trăm hộ xây chuồng trại, mua con giống, đẩy giá nhím giống lên trên 10 triệu đồng/đôi.

Phân bón đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài tác dụng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế được sâu bệnh hại, phân bón còn có tác dụng tăng cường độ phì nhiêu cho đất và bảo vệ môi trường.

Mô hình nuôi tôm quảng canh truyền thống trong thời gian qua gặp nhiều rủi ro do thời tiết, dịch bệnh. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất của Huyện ủy Năm Căn, năm 2012, UBND xã Hàng Vịnh (Cà Mau) phát động nhân dân thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến.

Ngày 01-3, tại xã Nhơn Hải (Ninh Hải), Ban quản lý Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Trung tâm tư vấn và phát triển công nghệ (Viện nghiên cứu bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố) tổ chức Hội thảo đầu bờ Mô hình sản xuất tỏi theo hướng an toàn.

Ngày nay, trong sản xuất nông nghiệp, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Long An đã biết hạn chế sử dụng thuốc hóa học, chuyển sang hướng sinh học có lợi hơn cho môi trường. Họ đã không ngại khó, chủ động nuôi nấm xanh để phòng trừ rầy nâu trên lúa, góp phần giảm chi phí, nâng cao giá trị sản phẩm trong sản xuất.