Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngẫu hứng nuôi le le

Ngẫu hứng nuôi le le
Ngày đăng: 04/11/2015

Từ nuôi chim để chơi

Nhà ông Mười Thái ở mịt mù vùng sâu, xung quanh toàn là ruộng lúa.

Riêng 3ha đất nhà ông Mười Thái thì dựng tôn, quây lưới để nuôi le le.

Có rất nhiều loại le le, từ giống bố mẹ đến loại mới nở, loại thương phẩm, đủ chuẩn xuất bán cho các khách hàng.

 

Khu vực nuôi le le trong vườn nhà ông Mười Thái

Ông Mười Thái có nghề nuôi le le rất tình cờ.

Cách đây 7 năm, người cháu gọi ông bằng dượng giăng lưới bắt được cặp le le trống mái.

Ông Thái thấy thích nên mua về nuôi chơi.

Từ khi le le đẻ 5 trứng trong tuần đầu tiên, rồi 65 trứng (5 lần) trong các tuần kế tiếp, ông Thái đem trứng cho gà mái ấp và nở được 60 con le le giống… Một người lạ đi qua vùng này, thấy ông Mười Thái nuôi nhiều le le nên gạ mua với giá 60.000/con loại thương phẩm.

Qua một năm, ông Mười Thái tìm hiểu biết rằng người mua phải có lời nhưng không ngờ họ lời gấp 10 lần.

Vì thế, ông Mười Thái lên TPHCM và TP Cần Thơ để tìm đầu ra.

Được một số nhà hàng đồng ý mua le le thương phẩm với số lượng lớn.

Về nhà, ông Mười Thái quyết định mở rộng quy mô nuôi le le trên ruộng lúa.

Ông đào rất nhiều mương trên diện tích 3ha lúa để le le bơi lội và kiếm mồi.

Để chim không bay được, ông Mười Thái cắt cánh (co ngoài) và làm ổ cho chim đẻ.

Đến nuôi đại trà

Đàn chim le le của ông nuôi ngày một sinh sôi.

Ông Mười Thái kể: Nuôi le le cũng dễ như nuôi gà vịt vậy.

Thức ăn của chúng chủ yếu là cá lòng tong, tép mòng và lúa.

Dù le le nuôi nhưng trong môi trường bán tự nhiên nên chất lượng thịt vẫn rất ngọt, thơm.

Các nhà hàng thường mua về làm món xôi le le ngon số zách.

Để le le thương phẩm đạt trọng lượng từ 400 - 450g/con, theo ông Mười Thái phải nuôi từ 3 tháng 20 ngày tới 4 tháng.

5 năm qua, trang trại của ông Mười Thái lúc nào cũng có trên 3.000 con le le các loại.

Bình quân le le thương phẩm, ông Mười Thái bán với giá 550.000 - 600.000/con.

Mỗi năm, bán trên 1.000 con, trừ chi phí ông Mười Thái lời được hơn 400 triệu đồng.

Đó là chưa kể cả trăm cặp le le giống bán cho người mua về nuôi với giá 1,5 triệu đồng/cặp.

Rồi còn 50 công ruộng, một năm 2 vụ lúa, ông Mười Thái thu lợi nhuận thêm 5 triệu đồng/công (250 triệu đồng/năm).

Tuy ở vùng sâu, vùng xa nhưng nhà ông Mười Thái khang trang, không thua gì ở phố thị.

Được biết, gia đình Mười Thái còn trên 20 chục công ruộng nữa; dư sức để ông thực hiện ý nguyện mở rộng mô hình nuôi le le của mình.

Không chỉ le le; ông Mười Thái cũng đang nuôi thử nghiệm một số loài chim khác như: chim trích, gà nước… và rất thành công.


Có thể bạn quan tâm

Phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần, Tăng Hiệu Quả Khai Thác Hải Sản Phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần, Tăng Hiệu Quả Khai Thác Hải Sản

Hiện tại, trên địa bàn phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) có trên 250 tàu thuyền, trong đó gần 40 chiếc tàu chuyên làm dịch vụ hậu cần trên biển với trên 200 lao động tham gia. Hoạt động thu mua của các tàu dịch vụ lại chiếm tới 50% tổng thu nhập từ nghề biển của địa phương. Mỗi chuyến một tàu dịch vụ có thể thu mua được hàng chục tấn hải sản.

27/11/2014
Mô Hình “Sản Xuất Và Thâm Canh Tổng Hợp Cho Cây Mía Phục Vụ Chế Biến Đường Công Nghiệp” Đạt 75 Tấn/ha Mô Hình “Sản Xuất Và Thâm Canh Tổng Hợp Cho Cây Mía Phục Vụ Chế Biến Đường Công Nghiệp” Đạt 75 Tấn/ha

Năm 2014, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình “Sản xuất và thâm canh tổng hợp cho cây mía phục vụ chế biến đường công nghiệp” tại xã Xuân Châu (Thọ Xuân) với quy mô 5 ha, 5 hộ tham gia bằng giống mía Quế Đường 94-119.

27/11/2014
Đăng Ký Chỉ Dẫn Địa Lý Thanh Long Bình Thuận Sang Các Nước EU Đăng Ký Chỉ Dẫn Địa Lý Thanh Long Bình Thuận Sang Các Nước EU

Chỉ dẫn địa lý (geographical Indication- GI) trên sản phẩm sẽ chỉ rõ một sản phẩm có nguồn gốc ở một vùng hoặc một địa danh cụ thể và gắn liền với những phương thức sản xuất truyền thống có danh tiếng.

26/06/2014
Mở Cửa Cho Bắp Biến Đổi Gien Mở Cửa Cho Bắp Biến Đổi Gien

Trước đó, Bộ NN-PTNT cũng cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cho các loại bắp BĐG NK603 và MON 89034 của Công ty Dekalb VN; GA21 và MIR162 của Công ty Syngenta VN. Như vậy các quy trình cấp phép đã gần như hoàn tất và những giống bắp biến đổi gien có thể đưa vào sản xuất đại trà từ năm 2015.

27/11/2014
Giống Bơ Trái Vụ Đắt Hàng Giống Bơ Trái Vụ Đắt Hàng

Nhận biết được điều này, ngay từ đầu mùa mưa năm nay, bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang đổ xô về khu vực TP Buôn Ma Thuột (khu vực đóng chân của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm Tây Nguyên) để tìm mua cây giống.

26/06/2014