Ngao Ngán Mùa Tôm Hùm

Ngán ngẩm. Đó là tâm trạng của những người nuôi tôm hùm ở xã Vạn Thạnh (Vạn Ninh - Khánh Hòa) trong những ngày này khi tôm hùm liên tục chết.
Theo phản ánh của người dân, gần hai tháng qua, tôm hùm của họ bị nổi bụng, chết hàng loạt không rõ lý do. Từ đó đến nay, tôm vẫn chết rải rác trong sự bất lực và nóng ruột của các chủ lồng.
Ông Nguyễn Bá Cương, người nuôi tôm lâu năm ở thôn Đầm Môn, cho biết, ngoài kinh nghiệm nhiều năm nuôi tôm hùm, ông còn mua tài liệu, xem báo đài để nghiên cứu thêm kỹ thuật chăm sóc tôm, tránh cho tôm không bị mắc các bệnh thường gặp.
Thế nhưng, từ khoảng 2 tháng qua, tôm hùm trong những lồng nuôi của gia đình đang yên đang lành, chuẩn bị thu hoạch, không hiểu vì lý do gì bỗng dưng lăn ra chết. “Vụ tôm hùm năm nay, gia đình tôi thả 3.000 con trong 31 lồng nuôi. Lúc đầu, tôm chỉ chết lác đác vài con, gia đình mua nhiều loại thuốc về xử lý nhưng không đạt kết quả do không rõ nguyên nhân.
"Hiện tại, tôm nhà tôi đã chết khoảng 50% nhưng vẫn chưa dừng lại mà dịch bệnh lây lan nhanh khiến số lượng tôm bị chết vẫn tăng từng ngày, gây thiệt hại nặng”, ông Cương ngao ngán thở dài.
Còn ông Lại Thanh Sơn thì cho biết: “Ban ngày, tôi vớt được khoảng 10 con tôm chết. Tưởng chừng con số này sẽ dừng lại, ai ngờ sáng ngủ dậy ra thăm đầm nhìn thấy tôm hùm chết nổi kín lồng, gia đình tôi lại thêm lo lắng. Trong 3.500 con tôm gia đình thả nuôi bảy tháng rưỡi đạt trọng lượng từ 0,5kg trở lên/con.
Gần đến ngày xuất lồng lứa đầu thì không hiểu vì lý do gì, tôm cứ chết hàng loạt. Vụ tôm này, gia đình vay bạn bè, người thân gần 500 triệu đồng để đầu tư cho việc nuôi tôm, định kiếm ít lãi nuôi 2 đứa con đang học ở TP Hồ Chí Minh, vậy mà nay bỗng tiêu tan theo xác đàn tôm. Chúng tôi đang hy vọng một năm được mùa, bỗng chốc thành con nợ”.
Không riêng gì gia đình ông Cường, anh Sơn mà nhiều hộ nuôi tôm ở xã Vạn Thạnh vẫn đang ngày đêm chạy vạy mua các loại thuốc về phòng, chống dịch bệnh nhưng do chưa xác định được nguyên nhân nên không mang lại hiệu quả, tôm hùm vẫn chết hàng loạt. Nhiều gia đình trong xã gần như trắng tay trước những khoản nợ hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Những hộ dân nuôi tôm hùm ở đây cho biết, hầu hết trong tổng số 1.200 lồng nuôi tôm ở xã Vạn Thạnh đều có tôm bị chết, tỷ lệ hao hụt lên đến hơn 40% và chưa biết đến bao giờ mới kết thúc.
Theo các chuyên gia về thủy sản, nguyên nhân khiến tôm hùm chết hàng loạt có thể do môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm, chất lượng thức ăn cho tôm không đảm bảo, mật độ nuôi dày đã khiến các loại bệnh lây lan. Trước thực trạng này, Phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh đã kiến nghị cơ quan chức năng, các nhà khoa học sớm nghiên cứu tìm ra cơ chế gây bệnh; quy trình nuôi tôm hùm bền vững để người nuôi áp dụng.
Theo thống kê của Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, trong những tháng gần đây, tại vùng nuôi các xã Vạn Thạnh, Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh), tôm hùm chết rải rác ở các lồng nuôi với mức độ thiệt hại 2 - 3 con/lồng; số lồng nuôi có tôm bị chết là 842 lồng, với số lượng tôm bị chết khoảng 2.050 con. Ngoài ra, ở các vùng nuôi khác như: thị xã Ninh Hòa, TP Nha Trang, TP Cam Ranh cũng có tôm bị chết vì bệnh sữa, đỏ thân.
Có thể bạn quan tâm

Có ít nhất 12.000 tấn dưa hấu đang được thu hoạch trên diện tích khoảng 500ha thuộc 2 xã Thạnh Phong, Thạnh Hải (Thạnh Phú - Bến Tre). Mùa này, dưa trúng đậm với sản lượng trung bình 25 tấn/ha, nhưng giá bán chỉ từ 1.500-2.500 đồng/kg, rẻ nhất trong 10 năm qua. Tất cả nông dân trồng dưa đều không có lãi…

Đây là một acid béo quan trọng đối với cơ thể con người, góp phần đáng kể trong việc phòng ngừa các bệnh về tim mạch, làm giảm nồng độ triglycerides máu, hạ cholesterol, ngăn ngừa ung thư và bệnh tiểu đường...

Mặc dù có hàng trăm hộ dân có diện tích cà phê bị cháy lá do sương muối trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua, nhưng gia đình anh Đỗ Xuân Khởi, Đội I, xã Chiềng Ban (Mai Sơn - Sơn La) vẫn làm ăn phát đạt khi rất nhiều người dân ở các xã trong huyện và các huyện lân cận tìm tới mua cây cam giống do anh lai ghép, chịu được sương muối và cho thu nhập kinh tế cao.

Nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đã giúp nhiều hộ chăn nuôi của xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ và xã Suối Rao, huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) giảm chi phí, rủi ro về bệnh dịch...

Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an toàn giao thông trên biển và tạo không gian thông thoáng cho các môn thể thao dưới nước, năm 2014 UBND tỉnh Bình Thuận tiếp tục cấm các hoạt động bẫy bắt tôm hùm con trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 9.