Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngành Tôm Việt Nam Tư Duy Chuỗi Đầu Tư

Ngành Tôm Việt Nam Tư Duy Chuỗi Đầu Tư
Ngày đăng: 25/08/2014

Là một quốc gia có tỷ trọng xuất khẩu tôm lớn, thế nhưng chúng ta luôn trong tình trạng bấp bênh về giá. Bởi lẽ, chúng ta vẫn phụ thuộc quá lớn vào một thị trường - Trung Quốc.

Theo báo cáo của VASEP, Tôm là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc, hiện chiếm trên 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này.

Chia sẻ với chúng tôi, giám đốc một DN tư nhân tại Cà Mau cho biết, hồi đầu năm DN tưởng trúng được đơn hàng cung cấp tôm nguyên liệu với khối lượng lớn cho một bạn hàng Trung Quốc.

Cty đã dốc toàn lực, cộng thêm nguồn vốn đi vay của ngân hàng để đầu tư mở rộng diện tích nuôi tôm, nhưng đến cận ngày giao hàng đối tác Trung Quốc đã tìm cách thoái thác, “xù” hợp đồng khiến DN “trở tay” không kịp.

Đang trong lúc khó khăn, nợ đến ngày phải trả thì lại có một đối tác khác đặt vấn đề sẽ mua lại toàn bộ số tôm nguyên liệu đang dồn ứ, tất nhiên với mức giá thấp hơn so với mức giá đối tác Trung Quốc đã thỏa thuận, đồng ý mua lúc đầu. Mặc dù, biết là thua thiệt nhưng DN vẫn phải chấp nhận bán tháo để thu hồi vốn vì tôm đã đến kỳ thu hoạch.

Thế nhưng, điều đáng nói ở đây là, đối tác Trung Quốc và bên hỏi mua thực chất cũng chỉ là một đầu mối, cùng dùng chiêu ép giá DN trong nước nhằm thu mua với mức giá thấp hơn mặt bằng giá chung trên thị trường- vị DN này chia sẻ.

Ông Trương Đình Hòe- Tổng thư ký, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản VN (VASEP) cho rằng, cách làm ăn chỉ thấy lợi trước mắt đối với những DN trong lĩnh vực của ngành tôm hiện nay đang diễn ra khá phổ biến.

Thừa nhận rằng, chúng ta không thể đóng cửa đối với thị trường Trung Quốc nhưng chúng ta cần phải thay đổi chiến lược làm ăn đối với thị trường này. Theo đó, thay bằng việc xuất hàng trước và nhận tiền sau thì nay, chúng ta cần phải nhận tiền trước và xuất hàng sau.

Hơn nữa, trong giao thương cần phải có những hợp đồng ký kết rõ ràng, trong đó có các điều khoản quy định ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh - Tổng giám đốc Cty CP Chế biến Thủy sản Út Xi,  đã đến lúc chúng ta cần phải tự chủ để mạnh lên, tránh phụ thuộc vào một thị trường.

Và sự tự chủ đó trước hết là cần phải thay đổi tư duy đầu tư nghiêm túc vào nuôi trồng, chế biến, tổ chức lại việc xuất khẩu. Đây thực chất là lối tư duy của mối liên kết phát triển theo chuỗi sản xuất từ con giống - nuôi- xuất khẩu, hợp tác bao tiêu đầu ra cho nông dân và tìm kiếm những nguồn nguyên liệu nhập khẩu với giá thành hợp lý.

Mặt khác, bản thân DN cũng cần phải xúc tiến hoạt động ngoại giao để các thị trường nhập khẩu tin tưởng và thừa nhận tiêu chuẩn của những giống tôm VietGAP của VN ngang bằng với các loại tiêu chuẩn quốc tế uy tín khác. Cùng với đó là cần có biện pháp phòng chống từ xa, thường xuyên chủ động theo dõi thị trường xem hàng hóa của mình vào thị trường đó có nguy cơ bị bán phá giá hay không, để từ đó có những điều chỉnh thích hợp.


Có thể bạn quan tâm

Đồng Tâm Xây Dựng Nông Thôn Mới Đồng Tâm Xây Dựng Nông Thôn Mới

Ngồi trò chuyện cùng tôi, ông Xưởng nguyên là Trưởng phòng Hành chính Nông Trường Yên Thế nhắc tới một câu chuyện gợi lại một thời khốn khó của Nông Trường mà cũng là khó khăn chung của cả đất nước. Nông Trường Yên Thế được thành lập ngày 3-1-1966, với tên gọi ban đầu là Nông Trường Quốc Doanh Yên Thế (tách ra từ Nông Trường Quốc Doanh Bố Hạ). Trải qua bao thăng trầm, tới ngày 6-11-2008 thì Nông Trường giải thể để thành lập xã Đồng Tâm. Để có cái tên Đồng Tâm là cả một sự trăn trở của bao người. Anh Dương Văn Thế, Chủ tịch UBND xã tâm sự cùng tôi: “Đảng ủy bàn bạc tìm được tên rồi còn tranh thủ xin ý kiến của các đảng viên lão thành, những cán bộ chủ chốt của Nông Trường nay đã về hưu.” Mọi người thống nhất với tên mới Đồng Tâm. Một cái tên gợi lên bao điều: Là ý chí quyết tâm của Đảng bộ với 200 đảng viên; là sự đồng lòng chung sức của cả một xã mới với 788 hộ và 2.651 nhân khẩu.

21/11/2013
Phụ Nữ Làm Kinh Tế Giỏi Phụ Nữ Làm Kinh Tế Giỏi

Cùng với việc xây dựng ổn định đời sống văn hóa, chị em phụ nữ ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong các phong trào ở địa phương nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Một trong những tấm gương đó là chị Nguyễn Thị Huấn - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ dân phố Vĩnh Ninh 2, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang Chị Nguyễn Thị Huấn bắt đầu chuyển đổi từ nghề nông sang nghề trồng hoa, trồng đào từ năm 2005. Được biết, trước kia kinh tế gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Sau khi Thành phố mở rộng thu hồi đất, gia đình chị bắt đầu đi thuê đất làm kinh tế gia đình, và chuyển sang trồng đào, trồng hoa mỗi năm thu được gần trăm triệu đồng.

21/11/2013
Hoàn Thành Tốt Nhiệm Vụ, Giỏi Làm Kinh Tế Hoàn Thành Tốt Nhiệm Vụ, Giỏi Làm Kinh Tế

Đó là nhận xét của lãnh đạo xã Phi Mô và Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Lạng Giang (Bắc Giang) về anh Nguyễn Thành Chung, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Phi Mô.

21/11/2013
Cảnh Giác Giống Cá Chình Nhập Khẩu Cảnh Giác Giống Cá Chình Nhập Khẩu

Nghề nuôi cá chình giúp nhiều nông dân ở khu vực bán đảo Cà Mau làm giàu. Do nhu cầu con giống ngày một tăng nên nhiều người đã nhập giống Trung Quốc về bán giá thấp.

22/11/2013
Sản Lượng Tôm Tăng Cao Do Người Dân Chuyển Diện Tích Nuôi Tôm Sú Sang Tôm Chân Trắng Sản Lượng Tôm Tăng Cao Do Người Dân Chuyển Diện Tích Nuôi Tôm Sú Sang Tôm Chân Trắng

Sản lượng thủy sản nuôi trong tháng 10/2013 ước đạt 10,1 nghìn tấn, tăng 33,75% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó cá đạt 4,6 nghìn tấn, giảm 19,55%; tôm đạt 4,4 nghìn tấn, gấp 3 lần. Tính chung mười tháng năm 2013, sản lượng thủy sản nuôi ước tính đạt 76,2 nghìn tấn, tăng 17,81% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 48,4 nghìn tấn, tăng 2,65%; tôm đạt 19,4 nghìn tấn, tăng 85,78%.

22/11/2013