Ngành Thuỷ sản nâng cao trách nhiệm xã hội
"Trách nhiệm xã hội và chất lượng sản phẩm là những yếu tố sống còn để tăng sức cạnh tranh của ngành Thủy sản Việt Nam".
Ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Khoa học-Công nghệ và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Thuỷ sản nhấn mạnh như vậy tại hội thảo “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” do Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp cùng tổ chức Oxfam Việt Nam tại Hà Nội tổ chức ngày 15/7.
Theo ông Nguyễn Viết Mạnh, bên cạnh những thành quả đạt được, ngành Thủy sản Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó nổi cộm lên là các thách thức liên quan đến ô nhiễm môi trường, khai thác nguồn lợi quá mức, an toàn thực phẩm, an sinh xã hội, quyền và lợi ích của người lao động...
Hiện nhiều hệ thống chứng nhận về trách nhiệm xã hội được các khách hàng quốc tế yêu cầu đối với thủy sản Việt Nam, như SA8000, BSCI, COSTCO, SMETA, METRO, WALMART, BAP, ASC… Việc thực hành các hệ thống chứng nhận này vẫn tập trung nhiều ở các nhà máy chế biến thủy sản (khoảng 30% số nhà máy), nuôi trồng thuỷ sản và một số nội dung trong các tiêu chí của GlobalGAP, VietGAP (chiếm khoảng gần 10%), mảng khai thác thủy sản vẫn còn bỏ ngỏ và gần như chưa có thực hành về trách nhiệm xã hội.
Theo ông Nguyễn Viết Mạnh, nhiều DN lớn ở Việt Nam đã nhận thấy rằng, trách nhiệm xã hội trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu, bởi lẽ, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu không tuân thủ trách nhiệm xã hội, DN sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới.
Với sự hỗ trợ của tổ chức Oxfam Việt Nam, ICAFIS đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu về hiện trạng thực hành trách nhiệm xã hội trong khai thác thủy sản tại Việt Nam”. Việc nghiên cứu, khảo sát đã được thực hiện tại các tỉnh thành: Nghệ An, Hải Phòng, Kiên Giang, Bến Tre, Khánh Hòa, Bình Thuận.
Qua nghiên cứu, khảo sát, ông Lê Thanh Lựu, Giám đốc ICAFIS cho biết, nguồn lợi môi trường ven biển đang bị suy giảm nghiêm trọng, trong khi ngư dân đang nỗ lực cạnh tranh khai thác, không có khuyến khích, chế tài cho việc áp dụng các "thực hành tốt” trong khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản. Trách nhiệm của chủ tàu đối với người lao động chưa đầy đủ. Các mắt xích trong chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản khai thác không có quan hệ ràng buộc, trách nhiệm của các bên tham gia đối với nhau không nhiều. Do đó, khó lồng ghép, thúc đẩy việc áp dụng các thực hành tốt trong khai thác, dẫn đến sự lãng phí nguồn lợi, khoảng 30% khối lượng và giá trị sản phẩm khai thác bị suy giảm, hao hụt.
Trên cơ sở đó, ICAFIS đang xây dựng bản thảo Bộ nguyên tắc thực hành trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng khai thác thuỷ sản tại Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ Y tế Malaysia Hilmi Yahya cho biết nước này đã thu hồi 20.000 quả táo hiệu Gala và Granny Smith nhập khẩu từ Mỹ trị giá 82.000 RM (gần 25.700 USD) do lo ngại nhiễm vi khuẩn Listeria.

Sau đó, UBND thị xã Bỉm Sơn đã bàn giao cho UBND huyện Thạch Thành 24 con dê giống, để cấp cho 6 hộ nghèo của xã Thành Yên, huyện Thạch Thành. Thế nhưng chỉ có 12 con dê đến được với các hộ nghèo. Còn 12 con thì được chở thẳng đến trang trại của ông… Bí thư Huyện ủy.

Ông Huỳnh Văn Thế vừa đi vòng quanh ao cá tra vừa nói, mua được giống tốt chỉ nuôi 8 tháng, còn gặp giống xấu phải 12 tháng mới thu hoạch. “Chục năm trước chỉ nuôi 5-6 tháng đã thu hoạch. Giống cá ngày càng xấu, chẳng biết vì sao?”, ông thở hắt ra.

Theo một số nông dân, nguyên nhân hom mía giống tăng giá là do nguồn cung (chủ yếu từ Cù Lao Dung, Sóc Trăng và Gò Quao, Kiên Giang) bị hạn chế. Do giá mía mấy năm qua liên tục giảm, nông dân bị thua lỗ nên nhiều người đã chuyển đổi qua cây, con khác, trong đó có cả những hộ chuyên làm mía giống.

2014 là một năm đầy thử thách với Cty TNHH MTV Tư vấn & đầu tư phát triển ngô. Nhập khẩu ngô hạt đầu năm nhiều khiến tiêu thụ ngô trong nước chậm, ảnh hưởng đến tâm lý người SX ngô. Sự biến động bất thường của thời tiết trong vụ xuân ảnh hưởng lớn đến năng suất thực thu.