Ngành Nông Nghiệp Cảnh Báo Không Nên Tái Đàn Gia Cầm Vào Thời Điểm Hiện Nay

Trong thời điểm dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ lan rộng, một số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lại chuẩn bị tái đàn vì cho rằng, “hậu dịch” giá sẽ tăng. Trước thực trạng này, ngành nông nghiệp đã đưa ra cảnh báo: không nên tái đàn vào thời điểm hiện nay vì sẽ tăng nguy cơ làm lây lan dịch bệnh ra diện lớn.
Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh chỉ chính thức phát hiện một ổ dịch cúm H5N1 trên đàn vịt tại xã Hòa Hội (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu). Cơ quan chức năng đã tiêu hủy toàn bộ đàn vịt 330 con nhiễm bệnh và tiến hành sát trùng, tiêm phòng vaccin cho toàn đàn gia cầm tại xã này.
Thế nhưng, diễn biến của cúm gia cầm đang khá phức tạp. Mới đây, đàn gà gần 1.000 con của gia đình ông Võ Tấn Nhẫn, ngụ ấp 2, xã Hắc Dịch (huyện Tân Thành) chết rải rác 70-80 con/ngày.
Ông Nhẫn báo lên Thú y xã và Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm xã Hắc Dịch đã phối hợp với Trạm thú y huyện và Chi cục Thú y tỉnh tiến hành tiêu hủy 700 con gà. Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm xã Hắc Dịch cũng đã tiến hành phun xịt, khử trùng chuồng trại tại ổ dịch và cả khu vực lân cận. Hiện tại, Chi cục Thú tỉnh đang gửi mẫu xét nghiệm đến Cơ quan Thú y Vùng VI để xác định nguyên nhân.
Mặc dù đã xuất hiện ổ dịch và hiện tượng gia cầm chết số lượng lớn chưa rõ nguyên nhân, nhưng trong thời điểm này, vẫn có nhiều người nhận thức lệc lạc, bất chấp nguy cơ, thực hiện tái đàn gia cầm. Tiếp xúc với một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cho thấy, nhận thức về dịch cúm gia cầm vẫn mơ hồ, thậm chí còn coi đây là cơ hội để gầy đàn vì giá giống xuống thấp.
Theo ông Đào Văn Trọng (người nuôi gà ở huyện Xuyên Mộc) lý do mà gia đình ông tái đàn là do giống nuôi đã được đặt trước cho chủ cơ sở, không thể trả lại được. Việc chăn nuôi tại nhà cũng ổn định, không có dịch nên không đáng ngại. Ông Trọng lý giải thêm: “Tái đàn trong dịp này là rẻ nhất và dễ sinh lời bởi sau khi hết dịch giá con giống sẽ tăng cao và giá thịt xuất chuồng cũng thường tăng”.
Theo nhận định chung của Ban chỉ đạo, phòng chống dịch ở các xã trên địa bàn tỉnh, hiện tượng tái đàn gia cầm trong thời điểm này đã được kìm hãm, nhưng chưa thể chấm dứt ở một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. BR-VT hiện chưa có cơ sở sản xuất con giống quy mô lớn, hầu hết giống gia cầm đều phải đưa từ các tỉnh khác tới.
Tính đến hết tháng 2-1014, trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện thêm ổ dịch mới, tuy nhiên công tác giám sát dịch bệnh trên đàn gia cầm vẫn nằm trong diện được quan tâm đặc biệt bởi nguy cơ lây lan và phát dịch lớn. Ông Hà Lâm Quỳnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết, hiện nay tình hình dịch cúm gia cầm ở tỉnh vẫn đang trong tầm kiểm soát nhưng nguy cơ thì rất cao.
Vì vậy, cùng với việc tuyên truyền vận động để người dân hiểu rõ tác hại của dịch, phối hợp với cơ quan chức năng để phòng chống dịch thì tăng cường kiểm soát đầu vào của gia cầm là rất cần thiết. Đây chính là giải pháp để hạn chế dịch lây lan, ảnh hưởng đến người chăn nuôi khác.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, xu hướng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản từ nuôi trồng ngày càng tăng khiến ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành sản xuất quan trọng, cung cấp thực phẩm từ thủy sản cho một lượng dân số ngày càng tăng.

Sau hơn 30 năm thực hiện khá thành công chương trình “Zebu hóa”, với kết quả tỉ lệ bò lai Zebu chiếm 86% tổng đàn, từ năm 2011 huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tiếp tục tạo hướng chăn nuôi bò chuyên thịt bằng giống mới Drought Master, là giống bò thuần siêu thịt có nguồn gốc từ Úc. Đến nay, hiệu quả của chương trình này đã được khẳng định.

Trước tình hình khó khăn chung của nghề trồng lúa, nhiều bà con nông dân có khuynh hướng tìm kiếm những giống lúa mới đạt giá trị kinh tế cao hơn để tiếp tục canh tác. Trong đó giống lúa Nhật (ĐS1) được nhiều nông dân ưa chuộng và tìm trồng.

Theo ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, địa phương đang tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật canh tác tiên tiến, khuyến cáo nông dân áp dụng đồng bộ các biện pháp hiệu quả nhằm phòng chống bệnh đốm trắng đang gây hại trên cây thanh long.

Đến xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội dễ dàng nhận thấy những đàn trâu nhởn nhơ ăn cỏ ven đê. Ở Tứ Hiệp, số hộ nuôi trâu không nhiều nhưng lại có nguồn thu tương đối cao, trong đó phải kể đến gia đình ông Nguyễn Văn Báu, thôn Đồng Trì.