Ngành Nông Nghiệp Cảnh Báo Không Nên Tái Đàn Gia Cầm Vào Thời Điểm Hiện Nay

Trong thời điểm dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ lan rộng, một số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lại chuẩn bị tái đàn vì cho rằng, “hậu dịch” giá sẽ tăng. Trước thực trạng này, ngành nông nghiệp đã đưa ra cảnh báo: không nên tái đàn vào thời điểm hiện nay vì sẽ tăng nguy cơ làm lây lan dịch bệnh ra diện lớn.
Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh chỉ chính thức phát hiện một ổ dịch cúm H5N1 trên đàn vịt tại xã Hòa Hội (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu). Cơ quan chức năng đã tiêu hủy toàn bộ đàn vịt 330 con nhiễm bệnh và tiến hành sát trùng, tiêm phòng vaccin cho toàn đàn gia cầm tại xã này.
Thế nhưng, diễn biến của cúm gia cầm đang khá phức tạp. Mới đây, đàn gà gần 1.000 con của gia đình ông Võ Tấn Nhẫn, ngụ ấp 2, xã Hắc Dịch (huyện Tân Thành) chết rải rác 70-80 con/ngày.
Ông Nhẫn báo lên Thú y xã và Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm xã Hắc Dịch đã phối hợp với Trạm thú y huyện và Chi cục Thú y tỉnh tiến hành tiêu hủy 700 con gà. Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm xã Hắc Dịch cũng đã tiến hành phun xịt, khử trùng chuồng trại tại ổ dịch và cả khu vực lân cận. Hiện tại, Chi cục Thú tỉnh đang gửi mẫu xét nghiệm đến Cơ quan Thú y Vùng VI để xác định nguyên nhân.
Mặc dù đã xuất hiện ổ dịch và hiện tượng gia cầm chết số lượng lớn chưa rõ nguyên nhân, nhưng trong thời điểm này, vẫn có nhiều người nhận thức lệc lạc, bất chấp nguy cơ, thực hiện tái đàn gia cầm. Tiếp xúc với một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cho thấy, nhận thức về dịch cúm gia cầm vẫn mơ hồ, thậm chí còn coi đây là cơ hội để gầy đàn vì giá giống xuống thấp.
Theo ông Đào Văn Trọng (người nuôi gà ở huyện Xuyên Mộc) lý do mà gia đình ông tái đàn là do giống nuôi đã được đặt trước cho chủ cơ sở, không thể trả lại được. Việc chăn nuôi tại nhà cũng ổn định, không có dịch nên không đáng ngại. Ông Trọng lý giải thêm: “Tái đàn trong dịp này là rẻ nhất và dễ sinh lời bởi sau khi hết dịch giá con giống sẽ tăng cao và giá thịt xuất chuồng cũng thường tăng”.
Theo nhận định chung của Ban chỉ đạo, phòng chống dịch ở các xã trên địa bàn tỉnh, hiện tượng tái đàn gia cầm trong thời điểm này đã được kìm hãm, nhưng chưa thể chấm dứt ở một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. BR-VT hiện chưa có cơ sở sản xuất con giống quy mô lớn, hầu hết giống gia cầm đều phải đưa từ các tỉnh khác tới.
Tính đến hết tháng 2-1014, trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện thêm ổ dịch mới, tuy nhiên công tác giám sát dịch bệnh trên đàn gia cầm vẫn nằm trong diện được quan tâm đặc biệt bởi nguy cơ lây lan và phát dịch lớn. Ông Hà Lâm Quỳnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết, hiện nay tình hình dịch cúm gia cầm ở tỉnh vẫn đang trong tầm kiểm soát nhưng nguy cơ thì rất cao.
Vì vậy, cùng với việc tuyên truyền vận động để người dân hiểu rõ tác hại của dịch, phối hợp với cơ quan chức năng để phòng chống dịch thì tăng cường kiểm soát đầu vào của gia cầm là rất cần thiết. Đây chính là giải pháp để hạn chế dịch lây lan, ảnh hưởng đến người chăn nuôi khác.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 12/6, ông Nguyễn Văn Thân - Chủ nhiệm Hợp tác xã Thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, huyện Càng Long (Trà Vinh) cho biết nhiều thương lái đang rầm rộ thu mua bông thanh long. Theo kinh nghiệm nhiều năm làm vườn, ông nhận định đây có thể là chiêu trò lừa gạt, tận thu bông đang nở để gây thiệt hại mùa màng của bà con nông dân.

Riêng, đối với giá tôm sú vẫn ổn định, loại 20 con giá từ 199.000 - 214.000 đồng/kg; loại 30 con/kg giá 172.000 - 182.000 đồng/kg, loại 40 con giá 142.000 - 152.000 đồng/kg, loại 50 con giá 138.000 đồng/kg… Theo số liệu thống kê, đến nay có 206 hộ thu hoạch hòa vốn, 753 hộ bị thua lỗ và hơn 2.588 hộ nuôi có lãi, chiếm 70,4% số hộ thu hoạch.

Có người sự phát minh, sáng chế đến một cách tình cờ, trong khi đối với người khác là do sự đam mê nghiên cứu. Còn anh Nguyễn Quốc Kiệt, Chủ nhiệm Hợp tác xã chăn nuôi và thủy sản Gò Công (Phường 3, TX. Gò Công - Tiền Giang) những sáng kiến của anh đều bắt nguồn từ những đòi hỏi của thực tế sản xuất và đời sống

Mỹ Phước Tây là xã điểm của TX. Cai Lậy (Tiền Giang) được chỉ đạo thực hiện mô hình Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) với mục tiêu hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, CĐML vẫn chưa thể làm thỏa mãn được kỳ vọng của người dân về hiệu quả đích thực mà mô hình kiểu mẫu này mang lại.

Ngày 12/6/2014, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ nhiệm Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, cho biết: Việc thương lái Trung Quốc thu mua bông thanh long rầm rộ ở nhiều nơi hiện nay là chiêu trò lừa gạt nhà vườn.